Xói mòn cơ sở thuế. Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính đã nhận định rằng xói mòn cơ sở thuế là một hành vi trốn thuế của người dân khi cần phải nộp thuế cho Nhà nước. Vậy liệu bạn có hiểu xói mòn thuế là gì hay không?
1. Thế nào là xói mòn cơ sở thuế?
Xói mòn cơ sở thuế gắn liền với các chuyển dịch lợi nhuận (Base erosion and profit shifting). Đây là hành vi mà các công ty và tập đoàn đa quốc gia thường xuyên sử dụng để dịch chuyển nguồn lợi nhuận từ khu vực có mức thuế cao đến khu vực có mức thuế thấp nhằm mục đích tăng lợi nhuận khi không bị đánh thuế quá cao.
Về bản chất thì đây là hành vi trốn thuế của các cá nhân và tổ chức bằng cách chuyển dịch nguồn tiền và tận dụng ưu đãi thuế tại các nước đang phát triển hoặc các thiên đường thuế.
1.1. Thực trạng hiện nay:
Tình trạng xói mòn thuế đang ngày càng diễn ra một cách phổ biến và khó kiểm soát hơn hiện nay là do:
– Các tập đoàn hoạt động đa quốc gia thường có những giao dịch thương mại nội bộ và có thể chiếm đến hơn 30% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Việc này đã gây ra khó khăn trong việc kiểm soát đồng thời dẫn đến hệ lụy là các tập đoàn có thể tránh né việc nộp thuế một cách dễ dàng.
– Một số quốc gia có mức thuế thu nhập đánh vào các doanh nghiệp đứng ở mức cao. Điều này làm nhiều doanh nghiệp tìm cách trốn tránh thuế để tối đa hóa lợi nhuận của bản thân.
1.2. Hậu quả:
Hậu quả mà tình trạng này gây ra ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của không chỉ một quốc gia mà còn là của cả toàn cầu do:
– ngân sách nhà nước bị thất thu 4-10% từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Con số này tương ứng với mức 100-240 tỷ USD/năm
– xói mòn cơ sở thuế làm hệ thống thuế bị giảm bớt sự minh bạch. Điều này gây mất đi sự bình đẳng về thuế giữa các quốc gia làm bùng phát lên những cạnh tranh không lành mạnh và suy giảm ý thức tuân thủ pháp luật những quy định về thuế của người dân.
– Ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn lục địa, nhất là các nước đang phát triển.
2. Nguyên nhân
Vậy là chúng ta đã biết được xói mòn cơ sở thuế là gì, hãy cùng chúng tôi đi tiếp để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhé.
2.1. Chính sách về vốn của chủ sở hữu và chi phí lãi vay
Những công ty doanh nghiệp có vốn mỏng thường phải chịu mức thuế khấu trừ rất lớn. Do đó, để giảm bớt mức thuế này, các doanh nghiệp nước ngoài đã tự tạo ra nhiều khoản vay nội bộ giữa doanh nghiệp đón đầu và doanh nghiệp nhỏ.
Lúc này, những doanh nghiệp mẹ thường cho các đơn vị công ty con hoạt động tại nước ngoài vay những khoản tiền có lãi suất rất cao để tạo ra chi phí trả lãi lớn. Nhưng trên thực tế thì việc này phải trả mức thuế rất thấp.
Tiếp theo các doanh nghiệp lớn sẽ cung ứng linh kiện, nguyên vật liệu mà công ty nhỏ chưa sản xuất được. Các công ty con sẽ báo cáo rằng công ty không đủ ngân sách để lấy hàng, công ty mẹ chưa hoàn vốn và thời gian hoàn vốn bị kéo dài.
Lợi nhuận phát sinh từ những giao dịch trên sẽ được gửi sang các công ty lớn ở nước ngoài.
2.2. Quản lý thương mại điện tử
Không còn việc đến trực tiếp và xây dựng hệ thống doanh nghiệp, đơn vị sản xuất mà các nhà đầu tư sẽ cấp vốn đầu tư cho chủ doanh nghiệp là người bản địa. Sau đó, họ tiến hành thu lợi nhuận và quản lý trên hệ thống thương mại điện tử.
Khi này, các doanh nghiệp sẽ không còn phải chịu các mức thuế khi tham gia đầu tư nhưng vẫn có thể mang về một nguồn lợi dụng khổng lồ.
2.3. Hình thành cơ sở thường trú
Có rất nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động ở nước ta hiện nay. Nhưng việc tìm thấy các công ty con của những tập đoàn này là điều gần như không thể. Nếu có đi chăng nữa thì cũng thường thông qua một công ty con hoặc chi nhánh. Không được giao dịch công khai hoặc không có trụ sở cố định.
Việc không thành lập cơ sở thường trú trong kinh doanh cũng hỗ trợ cho việc trốn thuế. Do cơ quan điều tra không có bằng chứng cho thấy. Hãng này đang hoạt động trên địa bàn nên không thể đánh thuế hay xử phạt.
3. Những biện pháp chống xói mòn cơ sở thuế tại Việt Nam.
– Thực hiện đánh giá rộng rãi các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
– Thực hiện tuyên truyền để giáo dục các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp. Đầu tư về các mối nguy hiểm và các vấn đề do xói mòn thuế gây ra. Từ đó, các đơn vị kinh doanh phải thực hiện các quyền. Và nhiệm vụ của mình một cách thích hợp.
– Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao môi trường đầu tư. Kinh doanh, nâng cao tính minh bạch của hệ thống thuế …
– Để thực hiện các hành động phù hợp, Nhà nước cần nghiên cứu thực hiện kiểm tra luật pháp quốc tế. Bước này đang được thực hiện để đảm bảo rằng. Chính phủ có thể vừa thu hút đầu tư nước ngoài. Vừa hạn chế việc tránh thuế.
Hy vọng qua bài viết vừa rồi bạn đã hiểu được xói mòn cơ sở thuế là gì. Và nguyên dân dẫn đến tình trạng như vậy. Nếu có quan tâm đến những nội dung tương tự. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích bạn nhé.