Những thủ tục mua bán nhà đất

Những thủ tục mua bán nhà đất. Theo đà phát triển nền kinh tế của thời đại ngày nay, ngành kinh doanh bất động sản cũng ngày càng phát triển vì thế việc trao đổi, mua bán đất đai cũng nhờ đó mà ngày một nhiều hơn. Và một trong những câu dành được sự quan tâm và cũng như được hỏi nhiều nhất chính là “Cần những gì khi làm các thủ tục mua bán nhà đất”.

Căn cứ vào các báo cáo sơ bộ tính đến tháng 9 năm 2019 của thị trường bất động sản Hà Nội, chỉ tính riêng các căn biệt thự, nhà liền kề lượng giao dịch tăng 82% theo từng năm năm, tỷ lệ hấp thụ đạt 64%, tăng 30 điểm% trên năm. Điều này đã nói rõ lên rằng lượng giao dịch mua bán nhà đất tăng lên mỗi ngày và không thể đếm xuể.

Chính vì thế bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cần biết khi làm thủ tục liên quan khi mua bán đất đai để tránh xảy ra các trường hợp không đáng có hoặc gặp phải lừa đảo trong quá trình giao dịch.

1. Các điều kiện cần đáp ứng khi thực hiện quá trình giao dịch nhà đất

a) Các điều kiện cần đáp ứng

Dựa vào quy định tại Điều 188 của Luật đất đai 2013, các điều dưới đây là điều kiện cần mà người bán hoặc người mua phải đáp ứng đầy đủ nếu muốn tiến hành các thủ tục mua bán nhà đất, bao gồm:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của người bán

Tuy nhiên có 2 trường hợp ngoại lệ là không có sổ đỏ nhưng vẫn có thể tiến hành thủ tục mua bán nhà đất:

+ Trường hợp 1: Nếu bên A là được người thừa kế tài sản, có quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc đang cư trú ở nước ngoài, không được cấp sổ đỏ.

+ Trường hợp 2: Bên A có quyền bán đất nếu sở hữu quyền giao đất khi thực hiện chuyển đổi từ đất nông nghiệp.

Đất đang không bị tranh chấp.

Quyền sử dụng đất đai không bị kê biên để thi hành án.

Thời hạn sử dụng mảnh đất vẫn còn.

b) Các trường hợp không đủ điều kiện tiến hành chuyển nhượng, mua bán nhà đất:

Trường hợp 1: Tiến hành giao dịch nhà đất cho các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân, tập thể, người Việt Nam hiện cư trú ở nước ngoài; các đối tượng không có quyền giao dịch đất đai.

Trường hợp 2: Đất ruộng, đất rừng phòng hộ,…

Trường hợp 3: Đất nông nghiệp, đất ở trong khu vực rừng phòng hộ.

Tìm hiểu thêm về pháp luật qua bài viết dưới đây: https://www.batdongsanhungphat.vn/luat-thua-ke-va-nhung-dieu-can-biet.html/

2. Cần chuẩn bị những gì khi tiến hành thủ tục mua bán nhà đất

a) Hồ sơ:

Cần chuẩn bị nếu:

Là người bán: (1) Bản gốc chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu cùng với 4 bản sao đã được công chứng; (2) Bản gốc sổ hộ khẩu cùng 4 bản sao được công chứng; (3) Bản gốc sổ đỏ của nhà đất cần được giao dịch; (4) Giấy chứng nhận kết hôn/ Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân hoặc tình trạng tài sản

Là người mua: (1) Bản gốc chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu cùng với 4 bản sao đã được công chứng; (2) Bản gốc sổ hộ khẩu cùng 4 bản sao được công chứng; (3) Giấy chứng nhận kết hôn/ Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân hoặc tình trạng tài sản

Để đề phòng các trường hợp có thể xảy ra thì một vài giấy tờ liên quan như: 01 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng, dự thảo hợp đồng,… cũng cần được chuẩn bị sẵn.

b) Tiến hành đặt cọc

Theo như luật pháp đã được ban hành, khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất thì bước đặt cọc có thể hoặc không cần có. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia và những người đã đi trước thì bước này vẫn được nên sử dụng vì đây như là bước đệm để người mua và người bán có thêm thời gian để cân nhắc kỹ hơn về quyết định mua bán cũng như là hoàn tất các thủ tục pháp lý.

Mặt khác việc đặt cọc cũng mang lại nhiều rủi ro, nhất là đối với người mua như là bị lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo,…

Lưu ý: Khi thực hiện việc đặt cọc, nên tìm đến bất kỳ nơi nào có sự hiện diện, chứng kiến của bên thứ 3 chẳng hạn như văn phòng công chứng.

c) Công chứng hợp đồng

Lúc này bên mua và bên bán chuẩn bị hợp đồng và các hồ sơ liên quan để công chứng theo quy định của pháp luật. Và để việc tiến hành các thủ tục công chứng được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi thì nên liên hệ để chọn văn phòng công chứng trước để mọi việc và địa điểm được chọn tốt nhất là công chứng tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng trong tỉnh có bất động sản.

d) Tiến hành sang tên sổ đỏ

Trong quá trình giao dịch đất đai, đối với người mua, điều được quan tâm nhiều nhất là sổ đỏ. Bởi vì xét về phương diện pháp lý, sổ đỏ luôn được xem là giấy tờ có giá trị, qua đó bên mua tiến hành sang tên sổ đỏ để chứng minh xác thực mảnh đất đó đã thuộc quyền sở hữu của mình.

Bên cạnh đó, có những khoản thuế và lệ phí mà bên mua và bên bán phải thực hiện các nghĩa vụ đóng đầy đủ như các khoản: Chi phí trước bạ, thuế thu nhập của từng cá nhân và chi phí thẩm định.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan