Luật thừa kế và những điều cần biết

Luật thừa kế và những điều cần biết. Thừa kế nhà đất là một điều không quá xa lạ đối với chúng ta. Và trong bộ luật thừa kế mới nhất được ban hành có một số điều chỉnh và thay đổi các quy định về việc chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng nó. Bài viết sau đây sẽ trình bày cụ thể và chi tiết về luật thừa kế đất đai mới nhất một cách chính xác dành cho người môi giới. Và điều đầu tiên chúng ta cần biết đó chính là thừa kế là gì?

1. Khái niệm về thừa kế

Thừa kế là việc thi hành chuyển nhượng của cải, lợi ích, các món nợ, các quyền và nghĩa vụ từ một người đã mất sang một người còn sống nào đó (đối với cá nhân hoặc tổ chức). Thừa kế đóng một vai trò quan trọng trong xã hội loài người từ rất lâu và ngày nay các luật thừa kế được thay mới liên tục tùy theo cơ cấu xã hội. Nói một cách ngắn gọn chính là chuyển giao những gì thuộc sở hữu của người đã mất sang người còn sống và tài sản, của cải được chuyển nhượng được gọi là di sản theo quy định của Bộ Luật dân sự.

Hình thức của thừa kế được phân làm 2 loại: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, trong đó:

Thừa kế theo di chúc: Theo điều 624 của Bộ luật Dân sự 2015, việc chuyển giao tài sản của người đã mất cho người còn sống được quyết định bởi chính họ khi còn sống.

Thừa kế được pháp luật quy định là thừa kế theo hàng thừa kế. Nếu một người mất đột ngột chưa kịp làm di chúc hoặc không có ý định làm di chúc thì các điều kiện và quy trình thừa kế sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật được nêu rõ tại điều 649 của Bộ luật Dân sự 2015.

Tìm hiểu thêm về pháp lý qua bài viết: https://www.batdongsanhungphat.vn/thu-tuc-ho-so-phap-ly.html/

2. Các vấn đề liên quan trong luật thừa kế đất đai mới nhất cần lưu ý

Các việc liên quan đến thừa kế chưa bao giờ là một việc đơn giản. Sở hữu di sản là một chuỗi sự việc liên quan tới xử lý các giấy tờ, các văn bản liên đến quyền sở hữu, sử dụng và cần phải có quá trình để đi đến bước cuối cùng để hoàn thiện việc chuyển nhượng, và cụ thể ở đây là luật thừa kế đất đai. Có 3 vấn đề cần chú ý sau đây: Xác định quyền sử dụng đất, Quy định luật thừa kế đất đai không có di chúc và Thừa kế đất đai theo di chúc

a) Nắm rõ quyền sử dụng đất đai

Theo Nghị quyết số 2/2002/NQ – HĐTP, mục II, để xác định rõ quyền sử dụng đất đai là tài sản thừa kế được áp dụng vào các trường hợp như sau:

Đối với trường hợp 1: Nếu đất mà người đã mất để lại được cấp các loại giấy tờ như: Chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003 vẫn được công nhận để trở thành tài sản thừa kế.

Đối với trường hợp 2: Đất do người chết để lại vẫn được chứng nhận quyền sử dụng đất thừa kế nếu có một trong các loại giấy quy định tại Khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003, điều khoản này đã được áp dụng từ ngày 01/07/2004.

Trường hợp thứ 3: Nếu tranh chấp có xảy ra, đất đai người đã mất để lại mà trong đó quyền sử dụng đất không thuộc một trong các loại giấy tờ được quy định tại trường hợp thứ nhất và trường hợp thứ hai, đồng thời cũng không tài sản thừa kế gắn liền với quyền sử dụng đất, thì việc giải quyết thuộc về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.

b) Thừa kế đất đai không có di chúc theo quy định của pháp luật

Để áp dụng được quy định này thì phải đáp ứng được các điều kiện sau: (1) Đất đai không được định đoạt trong di chúc; (2) Đất đai để lại có di chúc không hợp pháp; (3) Những người được có tên trong danh sách thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng, nhận thừa kế di sản, hoặc người không có quyền hưởng tài sản thừa kế; (4) Những người được chỉ định để hưởng di sản, mất cùng thời điểm hoặc mất trước người chủ di chúc.

Hàng thừa kế quy định bởi pháp luật: Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế được xác định như sau:

Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, con ruột, con nuôi của người lập di chúc.

Hàng thứ hai: ông bà ngoại, ông bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột; cháu ruột của người chuyển nhượng tài sản.

Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chắt ruột của người lập di chúc.

c) Thừa kế đất đai có di chúc

Để được nhận thừa kế thì sau đây là những giấy tờ cần thiết cần chuẩn bị làm hồ sơ khai nhận thừa kế mà những người thừa hưởng di sản muốn chứng thực quyền sử dụng đất, bao gồm:

Bản sơ yếu lý lịch của người được thừa kế tài sản.

CMND/CCCD/hộ chiếu, sổ hộ khẩu của người chuyển giao tài sản và người nhận được hưởng tài sản đất đạ thừa kế.

Cần phải có giấy ủy quyền từ người hưởng di sản nếu muốn giao dịch thông qua người đại diện.

Giấy chứng tử của người lập di chúc được cung cấp.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất được đứng tên bởi người lập di chúc.

Bản gốc của di chúc phải được pháp luật công nhận.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan