Thủ tục hồ sơ pháp lý

Thủ tục hồ sơ pháp lý. Ngành bất động sản đang là xu hướng đối với nhiều doanh nghiệp, công ty hoặc các bản trẻ đang trong quá trình khởi nghiệp, tạo dựng nên một tên tuổi mới, vì thế các vấn đề liên quan đến bất động sản rất đáng được quan tâm. Và theo đó, không thể không nhắc đến việc giao dịch bất động sản.

Trong quá trình trao đổi, mua bán bất động sản, một điều quan trọng nhất, là việc tất yếu phải giải quyết, đó chính là các vấn đề liên quan đến giấy tờ, các hồ sơ liên quan đến pháp lý. Để việc giao dịch được diễn ra thuận lợi thì người mua và người bán phải có kiến thức cũng như nắm rõ quy trình làm hồ sơ pháp lý. Và bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp hiểu rõ hơn về hồ sơ pháp lý cùng với các giấy tờ có liên quan.

1. Khái niệm về hồ sơ pháp lý

Theo sự phát triển của thời đại mà ngày nay có rất nhiều dự án bất động sản được giao dịch trên thị trường mà tính pháp lý của nó chưa thực sự được đảm bảo. Việc này mang đến nhiều hệ lụy, rủi ro cho chủ đầu tư khi rơi vào cái bẫy của các “dự án ma” này. Chính vì thế, việc đảm bảo tính chính xác của các dự án “sạch”, đã trình bày đầy đủ hồ sơ pháp lý là việc ưu tiên và cũng là quan trọng nhất.

Vậy hồ sơ pháp lý là gì? Hồ sơ pháp lý chính là các văn bản giấy có liên quan đến quá trình đầu tư, thi công các dự án về đất đai cũng như là việc kinh doanh và xây dựng dự án ấy . Người môi giới phải đảm bảo có được các loại giấy tờ quan trọng này từ phía các nhà đầu tư và được công nhận bởi pháp luật, nhằm ổn định sự an toàn trong giai đoạn trao đổi mua bán với khách hàng.

Hồ sơ pháp lý đầy đủ theo quy luật hiện hành bao gồm các loại giấy tờ sau: Sổ đỏ nhà đất, Chứng chỉ hành nghề môi giới, Giấy tờ bảo lãnh của ngân hàng, Bản quy hoạch chi tiết 1/500.

Tìm hiểu thêm về pháp lý qua bài viết dưới đây: https://www.batdongsanhungphat.vn/dat-phan-tram-va-nhung-van-de-phap-ly-lien-quan.html/

2. Các giấy tờ liên quan

a) Sổ đỏ nhà đất

Đây là giấy tờ bắt buộc cần thiết trong việc giao dịch nền đất, là một trong những loại giấy tờ quan trọng phải có trong giai đoạn các nhà môi giới chứng thực được khu đất đã thuộc quyền sở hữu của mình, nhằm củng cố và nâng cao uy tín, tạo ấn tượng với khách hàng.

Chủ đầu tư phải là người đứng tên trong sổ, ngược lại thì phải cần đến giấy chứng nhận cấp quyền sử dụng đất có hạn sử dụng được đứng dưới tên chủ đầu tư.

b) Chứng chỉ hành nghề môi giới

Là loại giấy tờ được pháp luật công nhận không thể nào thiếu được đối với người môi giới đất nền khi hành nghề. Để được cấp chứng chỉ, người học phải được đào tạo một khoá kinh doanh môi giới bất động sản tại các trung tâm có tên tuổi, đảm bảo sự uy tín và được Nhà nước công nhận.

c) Giấy tờ bảo lãnh của ngân hàng

Đây là thủ tục làm tránh các rủi ro, đảm bảo được quyền lợi của khách hàng. Nếu có một dự án nhà đất chưa được người môi giới làm chủ trên phương diện giấy tờ thì nhờ vào giấy bảo lãnh, người mua sẽ được ngân hàng và bên môi giới chịu trách nhiệm và đứng ra hoàn lại tiền. Hoặc là đề phòng cho trường hợp nhà đầu tư có thay đổi về dự án hoặc không chắc chắn làm theo cam kết trong bản quy hoạch 1/500.

d) Bản chi tiết 1/500 kế hoạch quy hoạch đất động sản

Bản quy hoạch này là bản thu nhỏ chi tiết quy mô các dự án, các hạng mục chi của một công trình xây dựng…, cụ thể là:

Tổng diện tích đất nền

Diện tích từng lô đất để xây dựng các phân khu, hệ thống đường xá, cảnh quan xung quanh, cây xanh…

Hệ thống các công trình ngầm như: ống cống, hệ thống thoát nước, điện ngầm…

Bên cạnh các loại giấy tờ trên thì chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm các loại giấy tờ khác cũng quan trọng không kém như:

Giấy phép kinh doanh của chủ đầu tư: Cho phép biết được mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp đang hướng đến và cũng như thể hiện phần nào khả năng của doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các dự án bất động sản.

Giấy chấp thuận chủ trương đầu tư: Là giấy cấp phép của nhà nước cho các nhà đầu tư, trình bày rõ kế hoạch, quy mô, hình thức, địa điểm, thời gian khởi công và thời gian kết thúc dự án.

Giấy quyết định giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án: Trong trường hợp được giao đất hoặc cho thuê đất bởi nhà nước để làm nhà đầu tư dự án. Chủ đầu tư được giao đất, thuê đất thông qua hình thức đấu giá hoặc không đấu giá quyền sử dụng đất và có trách nhiệm đóng thuế và lệ phí theo pháp luật quy định.

Giấy phép xây dựng: Là giấy tờ cuối cùng chủ đầu tư được cấp để thực hiện xây dựng công trình.

Giấy thử nghiệm phần móng: Khi sở hữu nó thì nhà đầu tư mới có đủ điều kiện để ký hợp đồng giao dịch với khách hàng.

Biên bản hoàn công: Có được khi hoàn thành công trình để nộp lên cơ quan có thẩm quyền để được cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và sổ hồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan