Dự án ma và cách nhận biết

Dự án ma và cách nhận biết. Bất động sản là lĩnh vực đầu tư đang làm khuấy đảo thị trường Việt Nam vì nó có khả năng sinh lời rất cao. Đây chính là nguyên nhân có rất nhiều người tham gia vào việc đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn tồn tại rất nhiều rủi ro. Nhắc đến rủi ro trong bất động sản không thể không điểm mặt rủi ro màng tên “ dự án ma ’’. Vậy dự án ma là gì? Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây để hiểu rõ dự án ma là gì và cách nhận biết rõ ràng và hiệu quả của chúng để tránh bị lừa đảo trong kinh doanh.

1. Khái niệm dự án ma

Thuật ngữ dự án ma không còn quá xa lạ với mọi người, nhất là dân trong ngành bất động sản. Dự án ma là dự án không hề có thật, chúng chỉ nằm trên giấy chứ chưa hoàn thành thủ tục pháp lý của cơ quan có thẩm quyền, không đủ điều kiện để mua bán hay sử dụng.

Tất cả dự án ma chỉ là dự án ảo, các đối tượng xấu nhằm tạo hiện trường tinh vi để lừa đảo khách hàng mà đã tiến hành xây dựng hệ thống đường đi, lối thoát nước , phân chia từng lô đất như thể đây là đất thật của mình nhưng tất cả đều chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đây là một hành vi lừa đảo rất tinh vi của các nhà buôn bán đất nên rất nhiều người dễ dính bẫy, mất tiền lẫn thời gian. Tuy đây là hành vi lừa đảo khá phổ biến và được cảnh báo rất nhiều nhưng cũng đã và đang có rất nhiều người bị dính bẫy.

2. Cách nhận biết dự án ma chuẩn và dễ dàng nhất hiện nay

Để nhận diện đâu là dự án ma đâu là dự án thật, các nhà đầu tư bất động sản cần lưu ý cảnh giác các dấu hiệu sau đây:

a. Cơ sở hạ tầng không được đầu tư kỹ càng

Dấu hiệu có thể nó dễ nhận biết nhất của các dự án mưa là cơ sở hạ tầng chưa được ổn định, không được đầu tư, luôn trong tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất, hạ tầng. Theo quy định của Pháp luật, các lô đất chỉ được chấp thuận trao đổi mua bán khi và chỉ khi dự án đảm bảo cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm… Các đối tượng xấu cũng thường qua mặt khách hàng thiếu kiểm nghiệm bằng cách cũng cho làm đường một số dự án nhưng cực kì qua loa và tạm bợ.

b. Hồ sơ pháp lý không rõ ràng

Các tổ chức lừa đảo thường hay làm giả sổ đỏ nhằm tạo dựng niềm tin cho người mua. Tất nhiên vì là dự án ảo nên tất cả các thông tin của lô đất đó cũng đều là giả, không có tính pháp lý rõ ràng, dự án không hề có giấy phép khởi công của cơ quan nhà nước.

c. Ba cụm từ “ Phiếu đăng ký giữ chỗ ’’, “ thoả thuận góp vốn ’’, “ phiếu đặt cọc giữ chỗ ”

Ba cụm từ này có thể nói vô cùng phổ biến khi khách hàng gặp phải dự án ma. Cò đất thường hay dùng lời ngon ngọt chào mời khách hàng để khách hàng đặt mua trước hưởng giá tốt và sau khi xuống tiền cọc thì lật bài ngửa, cao chạy xa bay để lại niềm đau đớn cho khách hàng, mất tiền có khi cũng tật mang.

d. Rao bán với cụm từ “ đất nền rẻ ”

Đất nền nếu thật sự có đầy đủ pháp lý, hạ tầng đầy đủ thì sẽ không có giá rẻ. Giá trị thực tế của từng khu đất ở mỗi địa phương sẽ không giống nhau, nhưng vẫn không thể nào có giá quá rẻ, thấp hơn nhiều lần so với mặt bằng chung của thị trường hiện nay.

e. Bánh vẽ hấp dẫn

Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp các chiêu trò của các kẻ xấu đánh vào tâm lý ham rẻ, ham nhận quà của người mua rồi sập bẫy. Cụ thể như: Bốc thăm trúng thưởng, mua đất tặng tiền,…

3. Cách kiểm tra dự án ma

Để tránh sập bẫy dự án ma của tổ chức lừa đảo, người mua cần cẩn thận kiểm tra các yếu tố sau khi có nhu cầu mua đất:

a. Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý của dự án

Hồ sơ pháp lý bao gồm:

· Giấy chứng nhận được quyền sử dụng đất đai.

· Hồ sơ dự án và thiết kế bản vẽ thi công đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt qua.

· Giấy phép xây dựng ( đối với dự án yêu cầu phải có giấy phép xây dựng ).

· Giấy tờ nghiệm thu việc hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Tương ứng theo tiến độ xây dựng dự án.

· Các giấy tờ liên quan đến việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư.

b. Đi khảo sát thực tế dự án

Ngày nay hành vi lừa đảo của những tổ chức lừa đảo đất đai ngày càng tinh vi, rất khó nhận biết. Chúng có thể làm giấy tờ pháp lý một cách dễ dàng. Vì thế, để chắc chắn hơn về lô đất muốn sở hữu có hợp pháp hay không. Người mua cần đi đến trực tiếp lô đất để khảo sát các cơ sở vật chất. Của dự án đó,cũng như tiến độ của dự án,…

c. Tìm hiểu kĩ loại hợp đồng sẽ ký kết với chủ đầu tư

Người mua nên cẩn thận trong khâu ký kết hợp đầu, cần tìm hiểu kĩ loại hợp đồng sẽ ký kết với nhà đầu tư. Bởi vì các tổ chức lừa đảo có khả năng dùng các loại hợp đồng. Không có giá trị theo quy định của pháp luật. Để đánh lừa khách hàng chẳng hạn như hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng uỷ quyền. Vì vậy, ngoài hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán. Thì người mua không nên ký kết bất cứ một loại hợp đồng nào.

Thế nào là Second home và xu hướng đầu tư Second home

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan