Công trình công cộng nổi tiếng ở Việt Nam

Công trình công cộng nổi tiếng ở Việt Nam. Có thể nói ngày nay công trình công cộng là một phần không thể thiếu trong các dự án quy hoạch đô thị. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết công trình công cộng là gì?

1.Công trình công cộng là gì?

Công trình công cộng trong từ điển tiếng Anh gọi là “Public Work” là các công trình được xây dựng dựa vào ngân sách Nhà nước hoặc từ nguồn vay vốn của Chính phủ. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng có thể tham gia đầu tư vào các dự án xây dựng công trình công cộng mà không cần dùng đến vốn ngân hàng Nhà nước.

Những công trình công cộng nhằm phục vụ cho nhu cầu dân sinh, cụ thể như:

Công trình hạ tầng giao thông (cầu, cống, cảng, đường bộ, nhà ga, sân bay,…)

Công trình dịch vụ tiện ích (cấp thoát nước, mạng cấp điện, thủy lợi, thủy điện, mạng viễn thông,…cho toàn bộ công đồng dân cư.
Không gian dành cho nơi công cộng (bãi biển, công viên, quảng trường)

Nhà công cộng (trường học, bệnh viện), bảo hiểm, dịch vụ lưu trú ngắn hạn (khách sạn, ký túc xá), dịch vụ tài chính ( ngân hàng, cây ATM), văn hóa ( bảo tàng, rạp hát), nhà thi đấu đa năng, thương mại (siêu thị, trung tâm mua sắm)

Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng công trình công cộng là công trình được xây dựng dựa trên nguồn vốn của Nhà nước nhằm phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho người dân. Công trình công cộng được xây dựng bởi Nhà nước và doanh nghiệp cũng có thể tham gia xây dựng loại công trình này. https://www.batdongsanhungphat.vn/thong-tin-ve-nha-cap-4.html/

2. 4 công trình nổi tiếng tại Việt Nam

2.1 Cầu Rồng, Đà Nẵng

Cầu Rồng là công trình nổi tiếng và cũng là một dấu ấn, biểu tượng của Thành phố Đà Nẵng với tổng chiều dài 666m và rộng 37,5m được bắc ngang qua sông Hàn. Đây là cây cầu độc đáo với kỹ thuật cao và thẩm mỹ đạt chuẩn quốc tế. Công trình còn đặc biệt được Hội đồng các công ty kỹ thuật của Hoa Kỳ trao tặng giải Grand Award.

Vào ngày cuối tuần hoặc các dịp lễ lớn, Cầu Rồng thường có hoạt động như phun nước và phun lửa vào lúc 21h. Đây là điểm gây ấn tượng và hấp dẫn du khách khi đến du lịch ở Đà Nẵng.

Ngoài ra, đây còn là con đường ngắn nhất nối từ sân bay Đà Nẵng đến những đường chính trong Thành phố, là con đường giao thông huyết mạch của cả Thành phố.

2.2 The Landmark 81, TP.HCM

The Landmark 81 hiện là công trình cao nhất của Việt Nam với chiều cao 461m và với 81 tầng. Là một trong những công trình do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư với số vốn khoảng tỷ USD.

Landmark 81 được lấy cảm hứng từ “lũy tre làng”- một truyền thống Việt và đây được xem là biểu tượng của sự hiện đại, sang trọng với lối kiến trúc có một không hai.

Không chỉ là nơi chứa những căn hộ cao cấp mà Landmark 81 còn có khu ăn uống, vui chơi giải trí riêng; nơi có quầy bar cao nhất khu vực Đông Nam Á; nơi đây giống như một khu nghỉ dưỡng 5 sao với cả những câu lạc bộ mang đậm bản chất của giới thượng lưu;…

Landmark 81 tọa lạc tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, nằm trong tổ dự án Vinhome Central Park của Tập đoàn Vingroup. Là công trình đầu tiên lọt Top 10 tòa nhà cao nhất thế giới.

2.3 Cầu Vàng, Đà Nẵng

Cầu Vàng hay còn có tên gọi khác là Cầu Bàn Tay không chỉ là công trình công cộng đáng để tự hào của nước ta mà còn được nhiều tạp chí, báo quốc tế hết lời ca ngợi.

Cầu Vàng với độ dài 150m và nằm ở độ cao 1414m so với mực nước biển. Chiếc cầu đã tạo nên một lối đi độc đáo giữa không trung và giữa khung cảnh mờ ảo như chốn bồng lai của núi Bà Nà.

Được tạp chí TIME bình chọn là 1 trong Top 100 địa điểm du lịch đáng đi nhất trên thế giới. Cầu Vàng còn được The Guardian (một nhật báo của Anh) đề cử là 1 trong những cây cầu ấn tượng nhất thế giới.

Công trình này thuộc khu du lịch nổi tiếng Bà Nà Hill của Đà Nẵng. Cầu Vàng được khánh thành và mở cửa vào giữa năm 2018, thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Là địa điểm sống ảo lý tưởng không thể bỏ qua khi đi đến thăm Đà Nẵng.

2.4 Cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện, Hải Phòng

Cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Hải hay còn gọi là Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam với phần đường dẫn có chiều dài 10,19km và phần cầu có chiều dài 5,44km.

Cầu vượt biển này là dự án đầu tiên của Việt Nam ứng dụng kỹ thuật bê tông cốt thép dự ứng lực. Chiếc cầu được thi công bởi khoảng 2000 chuyên gia cùng với hai 200 thiết bị.

Chiếc cầu có tổng vốn đầu tư khoảng 12 nghìn tỷ đồng. Cầu được chia làm 4 làn xe chạy với tổng diện tích mặt cầu là 16m.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi đã vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc về thế nào là công trình công cộng cũng như các dự án công trình công cộng nổi tiếng ở Việt Nam.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan