Tìm hiểu về bản vẽ hoàn công

Tìm hiểu về bản vẽ hoàn công. Để hoàn thiện một công trình kiến trúc thì chúng ta cần rất nhiều giấy tờ liên quan để công trình đó được thông qua và đưa vào sử dụng. Một trong những giấy tờ góp phần quan trọng để kế hoạch thi công được diễn ra suôn sẻ đó là bản vẽ hoàn công. Vậy, bản vẽ hoàn công là gì? chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Như thế nào là bản vẽ hoàn công?

Nói một cách dễ hiểu thì bản vẽ hoàn công chính là bản vẽ thể hiện chi tiết các bộ phận trong công trình xây dựng. Nó thể hiện chân thực và chính xác tình trạng và kích thước thực tế của ngôi nhà sau khi xây xong.

Bản vẽ hoàn công chính là cơ sở để tiến hành bảo hành, bảo trì công trình cũng chính là cơ sở để thực hiện việc sửa chữa và cải tạo sau này như sửa chữa điện, nước ngầm…

2. Bản vẽ hoàn công quan trọng ra sao?

Bản vẽ hoàn công rất quan trọng bởi vì nó thể hiện chính xác kích thước và chi tiết của công trình từ đó giúp chủ nhà xác định rõ hiện trạng và hình dung rõ ràng ngôi nhà của mình sau khi hoàn thành sẽ như thế nào.

Ngoài ra, bản vẽ hoàn công còn là giấy tờ để hoàn thành công việc nghiệm thu, thanh toán cho nhà thầu. Là cơ sở chính cho việc quản lý của Nhà nước về mặt pháp luật, kiểm tra công trình có thực sự xây dựng đúng với giấy phép xây dựng hay không. https://www.batdongsanhungphat.vn/nhung-du-an-noi-bat-cua-tap-doan-flc.html/

3. Trong bản vẽ hoàn công gồm những gì?

Giấy phép xây dựng.

Các hợp đồng xây dựng mà chủ công trình đã ký với các nhà thầu khảo sát, thi công, thiết kế, giám sát thi công xây dựng (nếu có)

Bản báo cáo kết quả cuộc khảo sát xây dựng.

Bản báo cáo kết quả thẩm tra và các văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công.

4. Bản vẽ hoàn công yêu cầu những gì?

Phản ánh kết quả thực hiện thực tế thi công tại hiện trường một cách chính xác tuyệt đối (không được bỏ qua sai số)

Bản vẽ phải được lập ngay tại thời điểm nghiệm thu, tuyệt đối không được hồi ký hoàn công.

Bản vẽ phải được lập và được xác nhận đúng theo quy định pháp luật.

Bản vẽ phải nêu rõ những chỉnh sửa và thay đổi trong quá trình thi công để đảm bảo sự chính xác trong việc khai thác, sử dụng cũng như việc bảo trì về sau.

5. Ai sẽ chịu trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công?

Tại khoản 2, điều 27, nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định thì nhà thầu thi công xây dựng sẽ có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công.

Chiếu theo điều 11 thông tư số 39/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng, những kiến trúc, công trình nhà ở có số tầng dưới 03 hay có tổng diện tích sàn xây dựng bé hơn 250m2 thì mọi cá nhân hoặc tổ chức có kinh nghiệm sẽ được đảm nhiệm thực hiện công việc này.

Đối với công trình nhà ở có số tầng lớn hơn 03 hay có tổng diện tích xây dựng lớn hơn 250m2, nhà ở có tầng hầm hay thi công nâng tầng thì tổ chức thi công xây dựng phải đạt đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.

6. Ai là người ký bản vẽ hoàn công?

Khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP đã quy định rõ về việc ký, xác nhận bản vẽ hoàn công như thế này:

Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng cũng như công trình xây dựng. Trong bản vẽ hoàn công nhất định phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ.

Người đại diện đúng theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng ký tên và đóng dấu. Do đó, bản vẽ hoàn công được người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận. Tìm hiểu về bản vẽ hoàn công 

7. Lập bản vẽ hoàn công trong bao lâu?

Đối với công trình thuộc nhóm A thì thời gian lập bản vẽ hoàn công là tối thiểu 10 năm.

Đối với công trình nhóm B: 7 năm.

Đối với công trình nhóm C: 5 năm.

8. Bản vẽ hoàn công được quy định ra sao?

Đối với nhà thầu

Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công về hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình đảm nhiệm thi công. Riêng đối với các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ và đo đạc chính xác kích thước cũng như thông số.

Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh đảm nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện.

Những nhà thầu tham gia thực hiện xây dựng công trình sẽ lập và lưu trữ hồ sơ hoàn công đối với phần việc mình đảm nhiệm. Nếu rơi vào trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp.

Đối với chủ đầu tư

Chủ đầu tư có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ hoàn công trước khi tiến hành nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình được đưa vào khai thác và sử dụng đúng theo danh mục quy định tại Phụ lục III Thông tư này.

Chủ đầu tư cần lập một bộ hồ sơ hoàn công phục vụ việc quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo Phụ lục IV Thông tư này và sau đó giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình.

Chủ sở hữu phải đảm bảo việc lưu trữ hồ sơ hoàn công trong suốt thời gian triển khai khai thác và sử dụng công trình.

Đối với trường hợp đưa từng phần công trình vào sử dụng thì chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn công và hồ sơ phục vụ việc quản lý, vận hành cũng như bảo trì đối với phần cồn trình được đưa vào sử dụng. Tìm hiểu về bản vẽ hoàn công 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan