Tìm hiểu khái niệm vi bằng

Đa số các khách hàng đến mua nhà, xem nhà đều không biết được vi bằng là gì. Hiện nay vi bằng được sử dụng rất phổ biến trong mua bán, chuyển nhượng nhà đất. Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc về khái niệm vi bằng, lập vi bằng, có an toàn khi sử dụng vi bằng để mua bán nhà đất?

TÌM HIỂU VI BẰNG

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 135 (2013) do thừa pháp lập ra, được ghi lại dưới dạng văn bản có hình ảnh, âm thanh và video kèm theo (nếu cần) dùng làm bằng chứng pháp lý trong xét xử.

Thừa phát lại sẽ ghi nhận trực tiếp, khách quan lại hành vi, sự việc trong Vi bằng. Văn bản này sau đó được sử dụng như chứng cứ khi có tranh chấp, kiện tụng diễn ra.

THẾ NÀO LÀ LẬP VI BẰNG?

Khái niệm vi bằng là gì? Vi bằng là văn bản ghi lại những sự kiện quan trọng do người có thẩm quyền viết. Được sử dụng trong các sự kiện tranh chấp, pháp lý.

Lập vi bằng có vai trò thứ yếu trong mua bán, chuyển nhượng tài sản nhà đất. Văn bản ghi nhận lại quá trình trao tiền, bàn giao giấy tờ giữa hai bên nhưng không chứng nhận giao dịch mua bán.

Tuy có giá trị pháp lý, nhưng việc lập vi bằng không đồng nghĩa văn bản có thể thay thế các loại giấy tờ công chứng. Văn bản này chỉ làm bằng chứng khi hai bên xảy ra tranh chấp trong tương lai, là bằng chứng trước Toà án để căn cứ giải quyết vụ việc. Lập vi bằng giúp đảm bảo quyền và lợi ích cá nhân khi xảy ra tranh chấp.

Các trường hợp cụ thể cần lập vi bằng:

▪️ Những nơi ở bị xuống cấp.

▪️ Doanh nghiệp xây công trình nhưng bị ảnh hưởng bởi công trình kế bên.

▪️ Công trình không đảm bảo chất lượng, nghiệm thu sai.

▪️ Tranh chấp tài sản

▪️ Doanh nghiệp bị tổ chức, cá nhân từ chối sai quy định pháp luật.

KHÁI NIỆM THỪA PHÁT LẠI

Đương sự có quyền yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng khi có các sự kiện, sự việc quan trọng. Tuy nhiên các trường hợp vi phạm đặc biệt thì Thừa phát lại phải gửi công văn lên Sở tư pháp thì vi bằng mới được xem là hợp lệ.

Thừa phát lại thực hiện các nghĩa vụ sau:

▪️ Lập vi bằng

▪️ Tổng đạt theo yêu cầu Toà án hoặc cơ quan dân sự

▪️ Xác nhận điều kiện thi hành án theo đương sự

▪️Trực tiếp tổ chức thi hành án theo quyết định Toà án

▪️ Không tổ chức thi hành án các bản án do cơ quan cấp cao quyết định

Thừa phát lại giống với hoạt động công chứng về cách tiến hành cũng như phương hướng hoạt động. Công chứng của thừa phát lại là việc thay mặt nhà nước xác nhận tính xác thực của sự kiện, sự việc.

Lưu ý một số đặc điểm, yêu cầu của vi bằng, thừa phát lại:

▪️ Vi bằng phải do thừa phát lại lập, đương sự không được yêu cầu người khác lập và kí tên thay thế.

▪️ Tuân thủ các hình thức pháp luật, nội dung khi lập vi bằng.

▪️ Thừa phát lại lập bằng khi trực tiếp chứng kiến sự việc để đảm bảo tính xác thực.

▪️ Vi bằng là chứng cứ có giá trị xác minh.

▪️ Vi bằng được sao chép và có thể sử dụng lâu dài.

MUA BÁN NHÀ ĐẤT VI BẰNG

Vi bằng và công chứng không có giá trị ngang nhau, do đó không thể sử dụng vi bằng khi mua bán, chuyển nhượng đất. Thừa phát lại không được Nhà nước cấp quyền xác thực, công chứng. Vi bằng không có giá trị pháp lý nên người mua không có quyền sử dụng với tài sản đã mua.

Việc mua bán và chuyển nhượng nhà đất bằng vi bằng thường tiềm ẩn rủi ro cao, gây thiệt hại lớn cho người mua. Trường hợp bắt buộc mua bán bằng hình thức này, bạn nên tìm hiểu, tham vấn ý kiến các cơ quan pháp luật để hạn chế rủi ro xảy ra.

 

5/5 - (4 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan