Tiến độ thi công của dự án sân bay Long Thành

Tiến độ thi công của dự án sân bay Long Thành. Qua nhiều năm chờ đợi thì Cảng hàng không quốc tế Long Thành – Dự án thành phần số 3 do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) làm chủ đầu tư đã chính thức được khởi công giai đoạn số 1 vào ngày 05/01/2021 vừa qua.

Dự án đánh dấu bước phát triển mới của đất nước ta. Đây là một sự kiện quan trọng đầu tiên trong năm 2021 của ngành giao thông và đây cũng là dự án trọng yếu hàng đầu trong lĩnh vực hàng không trong khu vực.

Tham dự sự kiện trọng đại này còn có sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng bộ Kế hoạch cũng như Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng nhiều lãnh đạo của tỉnh Đồng Nai.

Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) chia sẻ rằng dự án đầu tư sân bay Long Thành là dự án đặc biệt có cấp quốc gia, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ta, đồng thời bảo đảm về quốc phòng an ninh.

Về tiến độ của dự án, ông Thanh cũng cho hay hiện công tác rà phá bom mìn và tạo mặt bằng sạch đã triển khai được 1.200 ha, song song đó ACV đang tiến hành san lấp mặt bằng và xây tường rào để có thể đẩy nhanh tiến độ.

Sân bay Long Thành một dự án đầy tham vọng của Việt Nam, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025, được kỳ vọng rằng sẽ trở thành một trong những trung tâm trung chuyển vận tải hàng không hiện đại hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.

Sau đây là cập nhật 1 số nội dung chính: Sơ đồ quy hoạch của sân bay quốc tế Đồng Nai -Sân bay cấp 4F – Xây sân bay ở tỉnh Đồng Nai – Đường cao tốc Biên Hòa sân bay.

Hiện nay các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều đã lần lượt quy hoạch và tiến hành đưa vào khai thác những cảng hàng không quốc tế lớn, rất có tính cạnh tranh và đóng vai trò trung chuyển trong khu vực đã thu hút các hãng hàng không và hành khách để tạo đà phát triển nền kinh tế cho quốc gia.

Tiêu biểu như là sân bay quốc tế Kuala Lumpur của Malaysia, Suvarnabhumi của Thái Lan, hay Changi của Singapore. Vì cơ sở hạ tầng hàng không chưa đáp ứng, Việt Nam mới chỉ là một điểm kéo dài đường bay từ các trung tâm hàng không trong khu vực của các hãng hàng không lớn đến từ châu Âu, Bắc Mỹ.

Vì thế, sự ra đời của sân bay quốc tế Long Thành ở khu vực phía Nam là rất cần thiết, một phần giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất và phần hơn là góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.

VỊ TRÍ DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH

Theo như Quy hoạch tổng thể, sân bay quốc tế Long Thành sẽ tọa lạc tại xã Suối Trầu thuộc huyện Long Thành của tỉnh Đồng Nai, vị trí nằm cách TP HCM khoảng 40km về hướng Đông, nằm cách TP.Biên Hoà 30km theo hướng Đông Đông Nam và nằm cạnh quốc lộ 51A gần thị trấn Long Thành, sẽ cách cửa ngõ vào “Thành phố công nghiệp” Nhơn Trạch 5km và cách Sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 43km.

Sân Bay Long Thành sẽ có chiều ngang là 5km và chiều dài là 10km với Cổng chính vào Sân Bay hướng ra Cao tốc TP. HCM – Vũng Tàu, ngoài ra bên hông sân bay chính là Cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây kết nối với Cao tốc Bắc – Nam.

CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Được biết rằng sau khi hoàn thành sân bay này sẽ có: 4 đường cất hạ cánh (dài 4000m, rộng 60m) đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất hiện nay và có thể phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Boeing 747, Airbus A380; 4 nhà ga rộng lớn và hiện đại có công suất tổng cộng phục vụ khoảng 100 triệu khách/năm. Riêng nhà ga hàng hoá thì công suất đạt 5 triệu tấn/năm.

Diện tích đất quanh sân bay là vào khoảng 25.000 ha, trong đó thì diện tích cảng hàng không quốc tế Long Thành khoảng 5.000 ha.

Theo kế hoạch thì đây sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và cả quốc tế. Sân bay Long Thành sẽ là một sân bay cấp 4F hoặc cao hơn nữa theo tiêu chuẩn của ICAO.

VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH

Dự án sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn chính:Một là 2019 – 2025, hai là giai 2025 – 2035, 2035 – 2050 và ba là sau 2050. Dự kiến rằng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ hoàn thành chậm nhất là vào năm 2025.

Tuy nhiên, theo quan sát hiện nay thì việc thi công dự án vẫn đang gặp một số vấn đề nan giải của việc giải phóng mặt bằng, điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Dự kiến rằng sân bay quốc tế Long Thành sẽ áp dụng các công nghệ hiện đại và đưa trí tuệ nhân tạo vào việc nhận diện hành khách, kiểm tra an ninh; tự động hoá trong quản lý máy bay cũng như thủ tục hàng không…

LOAY HOAY TRONG VIỆC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

Dự án xây dựng sân bay Long Thành hiện đang được đẩy nhanh các khâu thực hiện để bắt tay vào triển khai và đặt ra mục tiêu là sẽ hoàn thành chậm nhất vào năm 2025. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều những bất cập về tình hình giải phóng mặt bằng hiện tại.

Việc đền bù giải phóng của dự án mới giải ngân được hơn 230 tỷ đồng trong tổng số 11.400 tỷ đồng (giai đoạn 2018-2019) tính đến tháng 8/2019. Với tiến độ giải ngân như thế này, hết năm 2019 mới chỉ có thể đạt khoảng 15%.

Việc giải phóng mặt bằng chậm cũng dẫn đến nhiều rắc rối liên quan về giá cả đất đai đền bù cũng như ảnh hưởng đến kế hoạch và thậm chí có thể làm chậm dự án.

Theo tình hình thực tế hiện nay, nhu cầu hoàn thành giai đoạn 1 của sân bay quốc tế Long Thành vào năm 2025 là hết sức cần thiết bởi do sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đang trong tình trạng quá tải rất nghiêm trọng.

Ông Cao Tiến Dũng – chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – đã có buổi làm việc với những cơ quan chức năng về các khó khăn và giải pháp tháo gỡ trong việc thực hiện tái định cư cho người dân dự án sân bay Long Thành vào ngày 16/12/2019 vừa qua.

Theo đó, ông Dũng đã yêu cầu huyện Long Thành nhanh chóng rà soát, đo đạc và tiến hành kiểm đếm đối với phần diện tích chưa được đo đạc, kiểm đếm thuộc khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng cũng như phục vụ xây dựng giai đoạn 1 sân bay Long Thành nhằm mục đích đến tháng 10-2020 phải hoàn tất bàn giao mọi mặt bằng cho chủ đầu tư.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan