Thông tin về dự án tuyến Metro Số 2 Bến Thành – Tham Lương. Trong khi việc Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang tăng tốc thi công ở giai đọa cuối và sẽ được thử nghiệm vận hành vào 6/2020 và chính thức khai thác trong năm 2021 thì dự án tuyến Metro Số 2 Bến Thành – Tham Lương đang được Tp.HCM đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Dự án tuyến Metro Số 2 thuộc một phần của 8 tuyến Metro Tp.HCM.
Sơ đồ của dự án tuyến Metro Số 2: Bến Thành – Tham Lương
Dự án sẽ được chia làm 3 giai đoạn:
Đoạn 1: Bến Thành – Tham Lương với 11 nhà ga
Đoạn 2: Đây là đoạn nối Bến Thành – Thủ Thiêm với 7 nhà ga
Đoạn 3: Tham Lương – Củ Chi với 24 nhà ga
Tổng chiều dài dự án tuyến Metro Số 2 là 48km, thời gian hoàn thành dự kiến là năm 2026 cùng một số mục thi công như Depot Tham Lương. Tuyến Metro Số 2 cùng tuyến Metro Số 1 sẽ kết nối với nhau tại ga Bến Thành ở quận 1, sau khi hoàn thành sẽ tạo thành một trục xương sống cho hệ thống hạ tầng giao thông đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tập trung giải phóng mặt bằng, thúc tiến xây dựng
Dự án Metro Số 2 là một trong những tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn của cả 6 quận ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bao gồm các quận 1, quận 3, 10, quận 12, quận Tân Bình và Tân Phú. Theo như kế hoạch đã đề ra ban đầu, vào năm 2020 sẽ Giải tỏa tuyến Metro Số 2 để tập trung vào việc hoàn thành các công tác việc giải phóng mặt bằng tạo điều kiện khởi công xây dựng vào năm 2021, dự án Metro Số 2 sẽ được đưa vào vận hành thử vào 2025 và chính thức được khai thác sử dụng vào 2026.
Theo thông tin từ Ban quản lý Đường sắt đô thị, các công tác chuẩn bị giải phóng mặt bằng tại dự án đã gặp nhiều khúc mắc ở khâu điều chỉnh, các công tác như bồi thường, hỗ trợ cũng như tái định cư cho người dân còn phức tạp. Sau khúc mắc của dự án tuyến Metro Số 2 là việc điều chỉnh lại chi phí của tổng mức đầu tư thì bước tiếp theo là việc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ quyết định thông qua các chính sách bồi thường như trong kế hoạch tái định cư đã cập đề ra trước đó. Ngoài ra, đối với những địa phương nào mà dự án Metro Số 2 đi qua thì cũng sẽ tổ chức các công tác cho việc bồi thường, bao gồm công tác thông báo việc thu hồi đất, khảo sát dự án, kiểm đếm và đo đạc, …
Quận Tân Bình với 49 hộ giải tỏa hoàn toàn và 305 hộ giải tỏa một phần. Đây là khu vực có hộ dân cư giải tỏa lớn nhất. Tiếp theo đó ở vị trí thứ 2 là quận 3 với 113 hộ có ảnh hưởng bởi dự án tuyến Metro Số 2. Tính đến hiện tại thì các địa phương này đã hoàn thành khá đầy đủ các chi tiết trong việc đưa ra phương án bồi thường. Với khoảng 10% số hộ dân đã nhận được tiền bồi thường, 5% hộ đã hoàn thành việc bàn giao mặt bằng. Hoàn tất đến 99% công tác cho việc đền bù, giải phóng gần như hoàn toàn mặt bằng rộng 20ha ở khu vực depot.
Sử dụng 1.500 tỷ đồng cho hệ thống tiếp cận dự án tuyến Metro Số 2
Theo như bản đồ quy hoạch Metro Số 2: Phạm vi được nghiên cứu là từ 500 – 1000m xung quanh gồm 10 nhà ga và nhà ga Bến Thành thì không thuộc vào dự án này. Tuyến Metro Số 2 sẽ có 3 hợp phần chính. Thứ nhất là việc cải tạo tiếp cận để xây dựng hạ tầng đô thị phục vụ việc tiếp cận nhà ga. Thứ 2 là xây dựng hệ thống dịch vụ giao thông công cộng, cuối cùng là tích hợp để nghiên cứu đề ra các chính sách và quy định.
Việc tập trung để tổ chức đấu thầu sẽ gồm có các gói tư vấn và thi công chính cho dự án sẽ được đẩy mạnh bởi Ban quản lý Đường sắt đô thị. Dự kiến việc trao thầu cũng như ký hợp đầu sẽ diễn ra vào năm 2021. Ban cũng phối hợp với đơn vị chủ sở hữu hạ tầng kỹ thuật có liên quan và đơn vị quản lý để đưa ra phương án thống nhất và kế hoạch để triển khai đồng bộ.
Gần đây, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có một văn bản đề xuất việc điều chỉnh lại thời gian thực hiện dự án giao thông đô thị bền vững cho tuyến Metro Số 2 đến 2026. Điều chỉnh mức đầu tư dự án tăng lên từ 1.353 thành 1489 tỷ đồng do liên quan đến các yếu tố trượt giá và tỉ giá thay đổi.
Bài học được rút ra từ dự án tuyến Metro Số 2
Tổng mức đầu tư là khó khăn lớn nhất nay đã được tháo gỡ, tiến độ cũng đã được tăng lên. Theo các chuyên gia, việc thực hiện dự án tuyến Metro Số 2 cần rút ra từ bài học của tuyến Metro Số 1 cũng như là tiền đề cho các tuyến Metro tiếp sau nữa.
Một vấn đề đã được đề cập với UBND Thành phố Hồ Chí Minh của Ban quản lý Đường sắt đô thị chính là việc thiếu kinh nghiệm quy hoạch các tuyến Metro trước. Các dự án chỉ giao đất đúng phạm vi chiếm dụng mà quỹ đất cho các công trình phụ trợ như tận dụng giá trị bất động sản xung quanh không có. Ví dụ thực tế ở tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, dọc theo Xa lộ Hà Nội là nhiều dự án bất động sản và kiến trúc không đồng nhất và chủ yếu được tư nhân sở hữu. Chưa khai thác tuyến Metro mà giá đất tăng, nhu cầu mua từ người dân và các nhà đầu tư.
Một bất cập khác được chỉ ra bởi kiến trúc sư Ngô Viết Nam ở tuyến Metro số 1 là sự thiếu phối hợp của các ban ngành vì các cơ quan này chịu trách nhiệm quy hoạch kiến trúc xung quanh, ranh đất và phương án để khai thác. Điều này dẫn đến xung đột không gian đô thị dọc theo dự án, thiếu đồng bộ,… Do đó thành phố cần có quy chế riêng với việc thu lợi từ dự án bất động sản và dịch vụ xung quanh của tuyến. Giá trị thu về có thể bằng với việc đầu tư xây dự tuyến Metro mới. Việc quy hoạch quỹ đất trong phạm vi 800m từ nhà ga Metro đến các trạm trung chuyển, 200m đối với 2 bên tuyến sẽ đảm bảo cho công tác vận hành đạt hiệu quả cao.