Thông tin về bản đồ Việt Nam mới nhất. Bản đồ Việt Nam 2022 bao gồm 63 tỉnh thành với 3 miền cùng 7 vùng kinh tế, đây là vật đóng vai trò rất quan trọng từ thời xa xưa đến nay. Bài viết dưới đây sẽ đem đến nhiều thông tin hữu ích cho việc học tập, nghiên cứu của người đọc.
KHÁI NIỆM BẢN ĐỒ VIỆT NAM
Trước tiên, bản đồ được định nghĩa là hình vẽ thu nhỏ của Trái Đất, của toàn bộ địa hình một quốc gia trên mặt phẳng. Thông qua bản đồ, người đọc có thể xác định vị trí, biết được hình dạng các lục địa.
Bản đồ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội ngày nay, ví dụ như khai thác tài nguyên, quản lý đất đai…
Thông tin trên các bản đồ yêu cầu người đọc phải có kỹ năng để phân tích, hiểu biết rõ ràng.
Như vậy, trên bản đồ Việt Nam chứa rất nhiều thông tin hữu ích. Không có bất kỳ tài liệu nào có thể chuẩn và đáng tin hơn bản đồ Việt Nam.
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH VIỆT NAM:
CHỨC NĂNG BẢN ĐỒ VIỆT NAM
Bản đồ Việt Nam có nhiều chức năng khác nhau, ví dụ như:
Giúp người đọc nhận thức tổng quát hơn về lãnh thổ quốc gia, cũng như là cập nhật các thông tin về địa hình, khí hậu, thổ cư, hay thời tiết…
Làm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ở các trường cấp 2, cấp 3.
Trên điện thoại thông minh, ứng dụng bản đồ online cũng rất hữu ích cho người dùng khi tự tìm các điểm đến mong muốn
Giúp người đọc nhìn rõ về các vấn đề môi trường, khí hậu, địa lý trên quốc gia.
Qua bản đồ Việt Nam 2021, người đọc nhìn rõ được các vị trí tiếp giáp của nước ta với láng giềng, cụ thể là:
Ở phía Đông và Nam, Việt Nam giáp biển Đông
Ở phía Tây, quốc gia ta giáp Lào và Campuchia
Ở phía Bắc, giáp Trung Quốc
Bản đồ hành chính Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam có 3 vùng miền, bao gồm: miền Bắc Bộ, miền Trung Bộ, và Nam bộ. Trong đó có 63 tỉnh thành và 7 vùng kinh tế khác nhau.
Bản đồ hành chính miền Bắc:
Tại khu vực miền Bắc Bộ, có 3 vùng kinh tế bao gồm:
Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh thành: Thủ đô Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình, Hưng Yên, Nam Định, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình và Bắc Ninh.
Vùng Tây Bắc Bộ ( 6 tỉnh ): Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai và Điện Biên.
Vùng Đông Bắc Bộ ( 9 tỉnh): Phú Thọ, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Bắc Giang.
Trong đó, khu vực vùng đồng bằng sông Hồng có dân số chiếm số lượng cao nhất; cũng như với vị trí địa lý thuận lợi, giao thông kết nối dễ dàng giúp nền kinh tế phát triển mạnh. Tuy nhiên, nhiều tài nguyên khoáng sản tập trung ở 2 vùng còn lại.
Bản đồ hành chính miền Trung:
Khu vực miền Trung Bộ có 3 vùng kinh tế tại đây:
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (8 tỉnh): Bình Thuận, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam, Bình Định
Vùng Bắc Trung Bộ (6 tỉnh): Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Hà Tĩnh.
Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh): Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông.
Khu vực miền Trung được biết là nơi có địa hình có nhiều đồi núi lan ra sát biển, khí hậu khắc nghiệt hơn hai vùng miền còn lại, cũng như là mật độ dân số ít nhất Việt Nam.
Tại đây, thành phố trực thuộc trung ương Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong kinh tế, du lịch, đối ngoại, văn hóa ở vùng này. Kế bên đó thành phố Nha Trang ( tỉnh Khánh Hòa), là điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng, thu hút hàng triệu du khách đến nơi thành phố xinh đẹp này.
Bản đồ hành chính miền Nam:
Ở miền cuối của lãnh thổ Việt Nam, có 2 vùng kinh tế lớn ở đây:
Vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh): TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh.
Vùng Tây Nam Bộ (13 tỉnh): Cần Thơ, Long An, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh và Kiên Giang.
Vùng kinh tế Đông Nam Bộ có địa hình bằng phẳng thuận lợi, mật độ dân số cao tạo điều kiện cho kinh tế được phát triển đa dạng, nhiều ngành nghề.
Bên cạnh đó, khu vực này còn là trung tâm kinh tế dẫn đầu cả nước.
Không giống với vùng kinh tế Đông Nam Bộ, vùng Tây Nam Bộ có lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nước, lương thực, cây ăn quả cùng vật nuôi…
BẢN ĐỒ VIỆT NAM THỂ HIỆN PHẠM VI SÔNG NGÒI:
Thông tin cơ bản về sông ngòi Việt Nam:
2360 con sông dài trên 10km
23 dòng sông biên giới ( sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Đà)
191 tuyến sông là tuyến sông quốc gia có tổng chiều dài 6.734,6 km.
112 cửa sông lạch đổ ra biển
3 con sông rộng nhất, với chiều rộng trung bình khoảng 1km: sông Hồng, sông Tiền, và sông Hậu
3 dòng sông dài nhất: Sông Hồng dài 551 km; Sông Đà dài 543 km; Sông Thái Bình dài 411 km
3 dòng sông có tốc độ dòng chảy lớn nhất ( hung dữ nhất): sông Hồng, sông Đà, và sông Lô.
Như vậy, thông qua bản đồ Việt Nam chúng ta biết được chính xác các thông tin về địa hình, diện tích, khí hậu, thời tiết từng miền lãnh thổ. Qua đó ta có thể dựa vào những đặc điểm riêng của từng vùng để phát triển kinh tế – xã hội riêng biệt.