Những tòa Landmark nổi tiếng ở Việt Nam. Khi nhắc đến Landmark, hẳn chúng ta ai cũng nghĩ ngay đến những tòa nhà “chọc trời” nổi tiếng như Landmark 81 của thành phố Hồ Chí Minh, Keangnam Landmark Tower của Hà Nội hay tòa tháp đôi Petronas nổi tiếng của Malaysia.
Vậy thực chất Landmark là gì? Nó có đơn giản chỉ là những tòa nhà “chọc trời” hay không? Bài viết này sẽ giúp độc giả có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về loại hình này.
1. Landmark là gì?
Thực chất, “Landmark” trong tiếng Anh ban đầu có nghĩa là điểm mốc (công trình mốc) để chỉ một điểm địa lý, được dùng như một dấu mốc để người thám hiểm có thể nhận ra khi tìm đường trở về hoặc đi qua một khu vực lạ (Theo Wikipedia).
Hiện nay, “Landmark” được hiểu theo nghĩa rộng hơn là những công trình, tòa nhà nổi bật của một khu vực về chiều cao, văn hóa, tài chính,…
Bên cạnh đó, trong tiếng Anh-Mỹ, “Landmark” còn mang nghĩa tương tự như “danh lam thắng cảnh”, bởi nó được sử dụng để chỉ những địa điểm nổi tiếng, thu hút khách du lịch bởi sự đặc biệt ở vẻ bên ngoài hoặc là bề dày lịch sử của nó.
2. Đặc điểm của Landmark
Dưới đây là một vài ví dụ để dễ dàng phân biệt hai loại hình phổ biến của Landmark:
Là công trình kiến trúc mang đặc trưng về văn hóa, lịch sử: Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Vạn Lý Trường Thành (Bắc Kinh), Taj Mahal (Ấn Độ), Big Ben (London),…
Trong xây dựng nói riêng, nó được dùng để chỉ những tòa nhà có chiều cao nổi bật, hay còn gọi là tòa nhà “chọc trời”, có thể kể đến Tháp Tokyo (Nhật Bản), Empire State Building (Hoa Kỳ), Sears Tower (Hoa Kỳ),…
3. Việt Nam có những tòa Landmark nổi tiếng nào?
Bên cạnh những tòa nhà “có máu mặt” trên Thế Giới đã kể trên, Việt Nam cũng sở hữu một vài công trình xây dựng nổi tiếng không kém, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách khi đến nước ta.
3.1. Keangnam Hanoi Landmark Tower
Đầu tiên phải kể đến Keangnam Hanoi Landmark Tower hay Landmark 72, tọa lạc tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Tp.Hà Nội, do tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) xây dựng.
Với chiều cao 336m gồm 72 tầng, Landmark 72 đã trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam từ năm 2011 – Tháng 2 năm 2018.
Ngoài ra, Keangnam Hanoi Landmark Tower còn được coi là biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt là những ngành thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của Hà Nội như ngành xây dựng hay công nghiệp – dịch vụ. https://www.batdongsanhungphat.vn/can-ho-penthouse.html/
3.2. Landmark 81
Landmark 81 là tòa nhà trong tổ hợp dự án Vinhomes Central Park có mức đầu tư lên đến 300 triệu USD, do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tân Liên Phát của tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.
Được đặt tại vị trí đắc địa (Tân Cảng, quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh) ven sông Sài Gòn gồm 81 tầng với độ cao 461m, Landmark 81 đã soán ngôi tòa nhà Keangnam, trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam vào đầu năm 2019, đồng thời là tòa nhà cao nhất Đông Nam Á và nằm trong top những tòa nhà cao nhất Thế Giới.
Với chiều cao nổi trội và đầy đủ các tiện ích phục vụ cho khách hàng như khu trung tâm thương mại, nhà hàng, rạp chiếu phim, khu căn hộ,… Landmark 81 xứng đáng là một điểm đến lý tưởng của cư dân, những người có nhu cầu mua sắm, giải trí cũng như khách du lịch khi nhắc đến Sài Gòn.
3.3. Bitexco Financial Tower
Bitexco Financial Tower hay Tháp Tài chính Bitexco cũng là một trong những tòa nhà “chọc trời” nổi tiếng của Sài Gòn do tập đoàn Bitexco Group đầu tư xây dựng.
Đặc biệt, bên cạnh sở hữu sân đáp trực thăng nổi bật, kiến trúc của tòa nhà còn thu hút sự chú ý do được lấy cảm hứng từ búp hoa sen – biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam. Tháp Tài chính Bitexco cho đến thời điểm hiện tại vẫn luôn được coi là đại diện của sự hiện đại, năng động và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.