Mặc dù, chủ trương tăng giá là để chống thất thu, tăng ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh mong muốn đó thì đề xuất này cũng đang khiến nhiều người lo lắng. Xuất hiện nhiều vấn đề ảnh hưởng khi biểu giá đất tăng.
Đ𝐢ề𝐮 𝐜𝐡ỉ𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐮𝐧𝐠 𝐠𝐢á đấ𝐭 𝐭ạ𝐢 𝐧𝐡𝐢ề𝐮 𝐛𝐢ế𝐧 độ𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐧ề𝐧 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐭ế – 𝐱ã 𝐡ộ𝐢. 𝐍𝐡𝐢ề𝐮 𝐯ấ𝐧 đề ả𝐧𝐡 𝐡ưở𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 𝐛𝐢ể𝐮 𝐠𝐢á đấ𝐭 𝐭ă𝐧𝐠
Ả𝐧𝐡 𝐡ưở𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 𝐛𝐢ể𝐮 𝐠𝐢á đấ𝐭 𝐭ă𝐧𝐠 đầu tiên là khiến Bất động sản biến động
Một tác động lớn tới thị trường khi có sự thay đổi về biểu giá đất đó chính là giá bất động sản tăng. Nhất là giá nhà đất sẽ tăng cao, bởi giá thành là căn cứ để nhà đầu tư đưa ra giá bán sản phẩm nhà ở của mình.
Bởi định giá nhà đất được tạo nên bởi nhiều thành tố khác nhau. Các chi phí liên quan càng lớn sẽ làm tăng giá bán. Trong thực tế, chi phí sử dụng đất chiếm khoảng 10% giá căn hộ chung cư. Với giá nhà phố, khoản phí này chiếm 30%. Biệt thự sẽ chi phối kinh phí này lên tới trên dưới 50%. Do đó, chắc chắn các mức giá của bảng giá đất tăng sẽ tất yếu dẫn tới việc giá bán tăng.
Sức mua trên thị trường sẽ giảm khi bị tác động và ảnh hưởng khi biểu giá đất tăng
Như đã nói ở trên, giá đất tăng sẽ kéo theo giá bất động sản tăng. Và điều này sẽ khiến cho những người có thu nhập trung bình hoặc thấp trong đô thị sẽ khó tiếp cận, tạo lập nhà ở cho mình hơn.
Nếu không có sự hỗ trợ ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội thì giấc mơ tạo lập nhà ở của cặp vợ chồng thu nhập khoảng trung bình sẽ khá xa vời. Trong khi đây lại là lực lượng chiếm phần lớn, đông đảo trong dân số Việt Nam. Từ đó làm giảm quy mô tổng cầu có khả năng thanh toán. Do đó, sức mua, lượng giao dịch trên thị trường sẽ sụt giảm đáng kể.
Ảnh hưởng khi biểu giá đất tăng là làm tăng giao dịch trên thị trường ngầm
Như chúng ta đã biết, khung giá đất khung giá đất quy định tăng lên sẽ tác động tới nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài chính của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,….Nghĩa vụ tài chính gia tăng khiến một số bộ phận người dân không muốn thực hiện.
Họ sẽ không làm thủ tục cấp sổ đỏ. Thay vào đó, họ chọn giao dịch nhà đất bằng giấy tay, làm tăng thị trường ngầm. Vấn đề này làm nảy sinh các vấn đề thất thu thuế, khó quản lý cũng như dễ phát sinh tranh chấp trong xã hội.
Giá đất tăng kéo theo sự biến động giá một số vật liệu
Giá đất tăng kéo theo hàng loạt các biến động chi phí khác khi đầu tư vào BĐS. Tất cả các sản phẩm liên quan đến ngành xây dựng như gạch, xi măng, sắt, đá,… cũng đội giá tăng theo. Từ đó, giá thành nhà ở cũng đẩy lên cao. Điều này khiến không ít người tiêu dùng khó lòng chấp nhận được.
Mất tính hấp dẫn của thị trường bất động sản
Giá đất tăng làm tiền đầu tư vào mua bán – sở hữu đất nền để xây dựng nhà ở, triển khai các dự án sẽ tăng hơn rất nhiều so với trước đây. Doanh nghiệp sẽ phải đi thương lượng nhiều hơn khi phải đền bù sẽ cao hơn. Cùng với đó là tiền sử dụng đất cũng tăng lên không ít.
Cộng với việc sức mua nhà ở của người dân giảm do giá tăng. Chúng ta có thể thấy, chi phí đầu tư tăng nhưng nhu cầu thị trường lại giảm. Điều này chắc chắn sẽ khiến sức hấp dẫn khi đầu tư vào thị trường bất động sản giảm.
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ không còn hứng thú với thị trường BĐS trong thành phố. Thay vào đó, chúng ta sẽ tạo nên làn sóng chuyển dịch sang các tỉnh vùng ven.
Ảnh hưởng tới giá thuê đất
Một hệ lụy nữa không thể không nhắc tới khi biểu giá quy định tăng tác động trực tiếp giá đất thuê. Những doanh nghiệp, nhà máy cũng như khu công nghiệp thuê đất Nhà nước sẽ phải chi trả thêm cho khoản kinh phí này.
Nếu giá đất tăng khoảng 5 – 10% thì các doanh nghiệp có thể cân nhắc, điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nếu tăng đột ngột 30 – 40%, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Điều đó sẽ đội chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó, khả năng tăng giá sản phẩm rất dễ diễn ra.
Kết luận
Tăng khung giá đất là đề xuất mang ý nghĩa tốt cho ngân sách, chống thất thu. Và tạo lợi ích cho một nhóm đối tượng. Tuy nhiên, điều chỉnh và áp dụng ra sao cần tính toán và quy nghĩ kĩ để hạn chế tối thiểu hệ lụy xấu tác động tới thị trường bất động sản.