Liệu Chính quyền các tỉnh, thành có “dẹp” nạn “sốt đất ảo” hay chỉ nói cho vui?

Liệu Chính quyền các tỉnh, thành có “dẹp” nạn “sốt đất ảo” hay chỉ nói cho vui? Liệu có dẹp thật không? Liệu chính quyền có quyết tâm hay chỉ hô to lấy thành tích? Nói thế thôi, chắc gì đã làm… có thể là những lăn tăn, đắn đo của những người đã mua, đang nắm giữ/ôm đất, đã chuyển tiền tiết kiệm sang đất cho an toàn.

Họ là ai? Chẳng có số liệu thống kê, nhưng chắc có tới 90-95% số người vào sóng trong 2 – 3 tháng qua nghĩ vậy. Vì sao ư? Vì chỉ có người sinh ra chứ đất có sinh ra đâu! Vì sở hữu 1 vài mảnh đất luôn là khát khao của đại đa số người Việt chúng ta. Vì họ nhìn thấy nhiều tấm gương giàu lên từ BĐS và cũng muốn như vậy. Vì họ thấy lãi suất tiết kiệm chẳng còn bao nhiêu,… Chỉ một điều họ không nghĩ tới đó là mảnh đất, căn nhà họ đang nắm giữ chính là cục than HỒNG đã được chuyển qua tay nhiều người và có thể họ là người cuối cùng chưa biết chuyển tiếp cho ai.

 

 

Liệu Chính quyền các tỉnh, thành có “dẹp” nạn “sốt đất ảo” hay chỉ nói cho vui?

Xin thưa việc “sốt đất ảo”về cơ bản chỉ mang lợi ích cho một số cá nhân: nhà cái, đội lái, cò chúa, những người vào sóng đầu… “người nhà nước” hưởng lợi- nếu có chủ yếu là cấp quan xã, phường, thị trấn… quan Tỉnh, quan Huyện-người có thẩm quyền ra quyết định không thèm “ăn” cửa này trong khi lại ‘thiệt’ nhiều hơn.

 

 

Cái “thiệt” thứ nhất là để “sốt ảo” xảy ra, ầm ĩ trên địa bàn – nhất là khi báo chí ra rả lên tiếng. Sẽ ảnh hưởng tới uy tín, khả năng điều hành của lãnh đạo huyện, tỉnh đó.

Cái “thiệt” thứ hai là: giá đất cao ảnh hưởng tới công tác giải phóng mặt bằng- từ đó ảnh hưởng tới tiến độ triển khai các công trình công cộng, giải ngân được vốn đầu tư công chậm – cấp trên đánh giá ‘năng lực’ hạn chế, ảnh hưởng tới quan lộ của cá nhân lãnh đạo địa phương.

Cái “thiệt” thứ ba là: số ảo dễ tạo ra mặt bằng giá mới cao hơn, điều đó ảnh hưởng tới chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài FDI vào tỉnh – đây cũng là một tiêu chí đánh giá “năng lực” của lãnh đạo.

Sốt đất ảo có thể gây nên bất ổn kinh tế xã hội của địa phương: vốn không đi vào sản xuất; vay nợ tín dụng đen phát triển; vỡ nợ, mất trật tự xã hội… là cái “thiệt” thứ tư thúc đẩy chính quyền huyện, tỉnh ra tay.

Thực tế, đã nhiều lần, tại nhiều địa phương như Phú quốc – An Giang.

Vân Đồn- Quảng Ninh; Bắc Vân phong – Khánh Hoà; Hoà Vang- Đà Nẵng; Đồng Trúc- Hoà lạc… chính quyền ra tay “dẹp” sốt, dẹp sóng … và đã bao người lâm cảnh thua lỗ, mắc nợ, gia đình lục đục, tan vỡ chỉ vì theo trend, đu đỉnh …các cơn sốt đất thời gian qua.

Phước Sửu

Theo Nguoimuanha.vn

5/5 - (2 bình chọn)

Comments are closed.

Bài viết liên quan