Đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn

TỔNG QUAN ĐƯỜNG CAO TỐC MỸ PHƯỚC – TÂN VẠN:

Bình Dương những năm gần đây đã gia tăng vượt bậc về kinh tế, xã hội và dân số nhờ vào sự gia tăng của các khu công nghiệp, qua đó thu hút nguồn lao động cả nước. Kéo theo đó là sự gia tăng của các phương tiện đi lại, dự kiến sẽ tăng trên 15%/năm.

Do nhu cầu cấp thiết trong việc đi lại của người dân Bình Dương, việc xây dựng cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn là hoàn toàn cần thiết. Đây được xem như mạch giao thông chiến lược, xuyên suốt cả khu công nghiệp với các phương tiện đi lại như: cảng biển, cảng container, sân bay quốc tế, giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển và chi phí đi lại.

Những đặc điểm của cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn

UBND tỉnh Bình Dương đã ra quyết định chính thức về việc phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Dương” trong đó nêu rõ tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn được xem như một trong những tuyến đường quan trọng, được Công ty đầu tư phát triển công nghiệp nghiên cứu và phát triển.

Đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn sẽ dài: Điểm đầu tuyến từ đường ĐT741 14km về phía Bắc thị xã Thủ Dầu Một và điểm cuối là Tân Vạn, Đồng Nai, đ qua các huyện, thị xã: ” Thuận An, Thủ Dầu Một, và Dĩ An. Chiều dài dự án khoảng 29,8km.

Quy mô làn đường:

9 cầu cạn, từ 20 – 30m, 25 hầm chui cao 3m, rộng 8m

3 nút giao thông liên hợp ngã 5 An Phú, Thủ Dầu Một, Quốc lộ 1

Lượng xe lưu thông tối đa trên cao tốc: 170.000 – 210.000 xe/ngày và đêm

Lộ giới đường: 30m

6 làn xe: 23m

Dãy phân cách: 2m

Lề đường mỗi bên: 2,5m

Lan can an toàn:1,5m

Với quy mô như này, dự án có thể đảm bảo cho giao thông hoạt động liên tục, tốc độ lên đến 80 – 100 km/h qua các nút giao thông, tuyến quốc lộ và tỉnh lộ. Dự án sở hữu vốn đầu tư khủng 1.764,47 tỷ đồng, theo hình thức BOT, thực hiện bởi chủ đầu tư là công ty đầu tư và phát triển công nghiệp (BECAMEX IDC CORP).

Tiện ích:

Không chỉ giải quyết vấn đề giao thông tỉnh Bình Dương, dự án Mỹ Phước – Tân Vạn còn có nhiều tiện ích khác cải thiện chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống.

Hành lang cây xanh giữa tuyến đường và các khu dân cư, giúp giảm tiếng ồn, khói bụi, giúp bầu không khí trong xanh

Các phương tiện vận chuyển vượt quá mức quy định, xả thải nhiều, bị hạn chế lưu thông, đảm bảo tuyến đường không bị sụt lở, hỏng hóc hay có va chạm

Xây dựng các hệ thống cống thoát nước giúp hệ thống nước được lưu thông

Dự án đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn kể từ khi chính thức được đưa vào sử dụng đã và đang đem lại những hiệu quả tích cực đến cuộc sống của người dân và trình trạng giao thông tỉnh Bình Dương.

Mật độ đường tỉnh Bình Dương tăng lên theo hướng hiện đại, giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, giúp các phương tiện vận hành trơn tru hơn

Tiết kiệm thời gian lưu thông, theo đó phí vận chuyển và dịch vụ cho các khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp của Bình Dương cũng giảm đáng kể. Từ đó, các doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản phí rủi ro không mong muốn, giá thành hàng hoá cũng giảm tối đa.

Các đoạn đường khác: Quốc lộ 13 và các tỉnh lộ khác kể từ khi có sự xuất hiện của đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn đã giúp giảm lượng giao thông lưu hành. Môi trường vẫn được phát triển bền vững với hệ thống cây xanh hai bên đường.

Hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.

Dự án đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn với tổng chiều dài gần 30 km đường chính và 12km đường gom. Tổng số cầu vượt là 18 cùng 04 nút giao thông để kết nối với bên ngoài. Đường cao tốc sẽ đi qua các khu công nghiệp lớn nằm trên 04 huyện: Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, Thuận An và Dĩ An đến các điểm cửa ngõ sân bay, cảng biển quốc tế.

Tổng tiền đầu tư là hơn 3.500 tỷ đồng, thời gian thi công là 4 năm. Dự án Mỹ Phước – Tân Vạn hứa hẹn sẽ mở ra một cơ hội mới cho sự phát triển của một nền kinh tế bền vững của Bình Dương, mang đến sự thay đổi mới cho bộ mặt của tỉnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan