Dự án xây dựng cầu Vàm Cái Sứt – Đồng Nai. Trong dự án Xây dựng Hương lộ 2, hạng mục Xây dựng cầu Vàm Cái Sứt là công trình quan trọng, được triển khai trên địa bàn TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đã khởi công vào tháng 10/2020, với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.
(02/10/2020) chính thức khởi công xây dựng Cầu Vàm Cái Sứt kết nối Hương Lộ 2 với Cao tốc Dầu Giây – Long Thành – Tp.HCM.
Nối các dự án Xã Long Hưng – TP Biên Hoà như Aqua City, Long Hưng City,… đến Trung tâm Khu Đô Thị Thủ Thiêm (TP.HCM) sẽ chỉ còn khoảng 20 phút. Rút ngắn mọi khoảng cách và thời gian di chuyển đi Tp.HCM và SB QT Long Thành trong tương lai.
Cụ thể, tuyến hương lộ 2 nối từ Quốc lộ 51 đến Cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, được chia làm 3 dự án nhỏ:
Đoạn 1 dài 1,9km nối đầu quốc lộ 51 đến Khu đô thị Long Hưng và Đại đô thị Aqua City, tại đoạn này có thêm hạng mục Xây dựng cầu Vàm Cái Sứt với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 1.500 tỷ đồng, trong đó kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng là 250 tỷ đồng
Đoạn 2 dài hơn 8km đi từ Khu đô thị Long Hưng đến đường Cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Cầu Vàm Cái Sứt
Phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa – ông Huỳnh Tấn Lộc cho biết, hiện tại dự án Xây dựng Hương Lộ 2 đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư. Thông qua công tác giải phóng mặt bằng, UBND thành phố cũng đã triển khai các bước cần thực hiện và đang đi đến giai đoạn thông báo nhanh chóng thực hiện thu hồi đất.
Vào tháng 11 năm 2019, UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch chi tiết phân khu C2 của TP Biên Hòa, bao gồm cả địa bàn phường An Hòa.
Căn cứ theo quy hoạch, hương lộ 2 có lộ giới rộng là 60m, bên cạnh đó, dự kiến thu hồi phần đất mỗi bên đường thêm 20m, để thực hiện các dự án xây dựng nhà ở dọc tuyến đường, nhằm đảm bảo an toàn và tính mỹ quan cho đô thị.
Được biết, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh đã trình hồ sơ thiết kế dự án lên UBND TP Biên Hòa để đề ra các thông báo thu hồi đất.
Ông Lộc còn cho biết, so với thực trạng đất hiện hữu, hồ sơ thiết kế xây dựng dự án Hương Lộ 2 có sự chênh lệch cao trình, cụ thể chênh lệch độ cao giữa nền đường với mặt đất hiện hữu là 2,5-3m.
Chính vì thế, để thi công Hương Lộ 2 cần phát sinh thêm diện tích xây dựng phần taluy đường. Ngoài ra, việc xây dựng phần taluy hai bên đường cũng sẽ phát sinh thêm diện tích đất thu hồi ngoài ranh giới dự án từ 8-10m.
Do vậy, nếu vẫn thực hiện theo hồ sơ thiết kế ban đầu, thì dự án Xây dựng hương lộ 2 cần phải điều chỉnh lại quy hoạch xây dựng, mở rộng thêm lộ giới.
Đồng thời, cần phải thực hiện bổ sung kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đối với dự án mới có thể thực hiện thu hồi thêm đất bên ngoài lộ giới hiện đang trong quá trình phê duyệt. Nếu thực hiện theo phương án này, thời gian sẽ bị kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án.
Để cho tiến độ dự án từ thực tế trên được đảm bảo phương án tối ưu để không bị phát sinh thêm diện tích đất cần thu hồi, UBND TP Biên Hòa đã đưa ra đề xuất tạm thời thu hẹp diện tích vỉa hè đường theo thiết kế để xây dựng taluy đường.
Cùng đồng tình với phương án này, Giám đốc Sở GTVT – ông Từ Nam Thành cho biết, dự án Hương Lộ 2 có thiết kế vỉa hè mỗi bên rộng 6m.
Do đó, có thể thực hiện điều chỉnh diện tích để xây dựng phần taluy đường.
Cao trình sẽ được đền bù sau khi xây dựng hoàn tất và các dự án được triển khai hai bên đường. Khi đó, việc hoàn thiện vỉa hè mỗi bên với quy mô 6m như thiết kế cũng sẽ được thực hiện.
Trước kiến nghị của UBND TP Biên Hòa, chủ tịch tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận phương án điều chỉnh quy mô xây dựng Hương Lộ 2 trong lộ giới 60m. Để tiến độ công trình được đảm bảo, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng đã yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh tiến hành thực hiện điều chỉnh quy mô theo phương án thu hẹp tạm thời vỉa hè đường nhằm xây dựng taluy hai bên đường..
Để phát huy đồng bộ giá trị của Hương Lộ 2, ông Từ Nam Thành cho hay rằng, bên cạnh việc triển khai xây dựng đoạn 1, UBND tỉnh cũng cần phải hối thúc các nhà đầu tư thực hiện triển khai xây dựng giai đoạn 2 của dự án.
Theo thiết kế, đoạn 2 của Hương Lộ 2 với chiều dài khoảng 5,7km nối từ ranh giới xã Long Hưng đến đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Dự án trên được đăng ký thực hiện bởi 2 doanh nghiệp là Công ty CP Amata và Công ty CP Kinh doanh golf Long Thành.
Tuy nhiên, theo ông Thành, hiện nay việc triển khai dự án của các doanh nghiệp này đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhất là với công tác giải phóng mặt bằng.
Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng phải tiến hành trao đổi với 2 doanh nghiệp để gỡ bỏ các khó khăn.
Trong tình huống, các doanh nghiệp tiếp tục chậm triển khai cần phải tính đến phương án xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư công.
Sở hữu vị trí chiến lược trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, khách hàng cá nhân.
Điều này đã được thể hiện bằng tiềm lực nội tại với 32 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian tới, các khu công nghiệp khác cũng sẽ được triển khai đầu tư, quy tụ hàng chục nghìn lao động, chuyên gia làm tăng nguồn cầu về nhà ở, nhà cho thuê.
Đây cũng là bài toán thu hút được chính quyền địa phương và các doanh nghiệp bất động sản có tiềm lực đặc biệt quan tâm đến.
Cùng với đó, khi hàng loạt các dự án đầu tư về hạ tầng, giao thông đặc biệt hơn là sự kiện Khởi công xây dựng Cầu Vàm Cái Sứt, hứa hẹn bùng nổ thị trường BĐS TP Biên Hòa nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung.