Thông tin về dự án tuyến Metro số 5 Cầu Sài Gòn – Bến xe Cần Giuộc

Khởi động dự án tuyến Metro số 5 giai đoạn 1 ở khu vực Ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn, tổng chiều dài quãng đường 8.9km. Gồm 1 bãi đổ tàu và 9 nhà ga, trong đó có 1 ga trên cao và 8 ga ngầm. Tổng vốn giai đoạn 1 là khoảng 1.9 tỷ USD, nguồn vốn ODA.

Cũng theo Ban Quản lý đường sắt đô thị, dự án tuyến Metro số 5 giai đoạn 1 đã ký hợp đồng hoàn chỉnh gói thầu tư vấn, rà soát các báo cáo kế hoạch tái định cư cho dự án. Đã trình lên Chính phủ và Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2020.

Sợ đồ Định tuyến dự án Metro số 5

Bắt đầu từ khu vực bến xe Cần Giuộc mới – Quốc lộ 50 – đường Tùng Thiện Vương – đường Phù Đổng Thiên Vương – đường Lý Thường Kiệt – đường Hoàng Văn Thụ – đường Phan Đăng Lưu – đường Bạch Đằng – đường Điện Biên Phủ – cầu Sài Gòn.

Rục rịch chuẩn bị triển khai dự án Metro số 5

Đại diện của Sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh đã cho biết rằng trong năm 2019 đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các ban ngành. Thành phố đã có nỗ lực để thực hiện thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh cho 2 dự án tuyến đường sắt đô thị là Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên và Metro số 2 Bến Thành – Tham Lương. Việc này đã góp phần vào công cuộc tháo gỡ khó khăn để tạo ra những điều kiện cho thành phố đẩy nhanh tiến độ thi công của 2 công trình mang bản chất khởi đầu.

Với tuyến Metro số 1: Bến Thành – Suối Tiên, thì sở GTVT đã thông tin về lũy kế tiến độ dự án đạt 68%. Thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng là quý 3/2021. Dự kiến lũy kế tiến độ đạt 90% năm 2020, các mục công trình chính sẽ hoàn thành và triển khai các thủ tục, khép nối tất cả các công đoạn để chuẩn bị cho việc đưa vào thử nghiệm.

Tuyến Metro số 2: Bến Thành – Tham Lương thì chủ đầu từ đã làm việc với các nhà tài trợ liên quan để thu xếp vốn theo điều chỉnh dự án. Đối với công tác giải phóng mặt bằng cũng như bồi thường, hỗ trợ việc tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật đã được phối hợp chặt chẽ từ các sở ngành địa phương. Thời gian dự kiến hoàn thành vào 2026.

Đại diện của Sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục đề xuất vốn đầu tư ODA, ưu tiên tập trung cho dự án tuyến Metro số 5 giai đoạn 1 , khúc ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn. Năm 2020, dự kiến trình lên Hội đồng thẩm định Nhà nước các báo cáo tiền khả thi trước khi trình lên cho Quốc Hội. Các tuyến Metro còn lại thì tiếp tục kêu gọi đầu tư, nghiên cứu và đề xuất các phương án đầu tư theo các hình thức như đối tác công tư, chủ động trong việc trao đổi là làm việc với các nhà tài trợ liên quan.

Dự án Tuyến Metro số 5 ở giai đoạn đoạn 1 sẽ có chiều dài rơi vào khoảng 8.9km. Đây là một tuyến bán vành khuyên, được bắt đầu ở Ngã tư Bảy Hiền – Tân Bình và cũng sẽ là điểm nối với tuyến Metro số 2 đi từ khu vực phía Đông băng qua bãi đổ tàu ngầm ở Công viên Hoàng Văn Thụ. Ở đây sẽ kết nối với tuyến để đi vào khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, đi dọc theo đường Phan Đăng Lưu và Bạch Đằng và kết nối với tuyến Metro số 3b ở ga Hàng Xanh, điểm kết thúc ở ga cầu Sài Gòn, đồng thời cũng kết nối với ga Tân Cảng của tuyến Metro số 1. Công trình sẽ gồm có 1 bãi đỗ tàu rộng khoảng 2ha ở khu vực công viên Hoàng Văn Thụ và 9 nhà ga, trong đó có 8 nhà ga ngầm và 1 nhà ga nằm trên cao.

Theo như trong báo cáo gửi đến UBND thành phố Hồ Chí Minh vào 2011 của Ban quản lý Đường sắt đô thị, tuyến Metro số 5 giai đoạn 1 khi đăng ký danh mục ODA chỉ khoảng 833 triệu Euro. Tuy nhiên thì theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh 2017 thì dự án lên đến 1.5 tỷ Euro, cao hơn con số ban đầu 87%. Do đã tính toàn khối lượng của toàn bộ dự án, bổ sung thêm 5% phí quản lý dự án, 7% phí tư vấn xây dựng, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi tổng mức đầu tư dự án.

So với kế hoạch đề ra thì tiến độ thực hiện dự án Metro diễn ra khá chậm. Nguyên nhân thì đến từ việc dự án có quy mô và mức đầu tư rất lớn, kỹ thuật phức tạp nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai và thi công. Cùng với sự hạn chế về kinh nghiệm quản lý và năng lực của các nhà thầu trong nước chưa đáp ứng kịp theo yêu cầu của công việc. Sự chậm chẽ từ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và việc di dời công trình hạ tầng kỹ thuật.

Nhiệm vụ là hoàn thành các dự án trọng điểm

Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai 216 dự án hạ tầng giao thông, tổng số vốn 78.158 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của thành phố và ngoài ngân sách.

Mục tiêu lớn của ngành giao thông thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2020 là việc hoàn thành các dự án trọng điểm như Cầu Thủ Thiêm 2, Nút giao ở Bến xe Miền Đông, cải tạo lại mặt đường của Tỉnh lộ 10B, hoàn thành khúc Hầm chui An Sương ở cửa ngõ Quốc lộ 1 và 22, … Khởi công các tuyến giao thông như Nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, đẩy nhanh các dự án để phục vụ cho khu vực cảng Cát Lái, mở rộng tuyến đường Đồng Văn Cống, xây dựng nút giao An Phú ngay khúc đầu Cao tốc TP.HCM – Long Thành …

Đối với các tuyến ngoại cao tốc như Tp.HCM – Trung Lương và Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. Thành phố HCM đã kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT và các Bộ ngành liên quan xem xét nghiên cứu để đầu tư các tuyến cao tốc khác.

Với các tuyến đường sắt đô thị thì sở GTVT đã đề xuất được hỗ trợ chuẩn bị các đánh giá an toàn hệ thống của dự án tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, xây dựng văn bản dựa theo luật đường sắt đô thị. Đồng thời còn hỗ trợ hướng dẫn việc vận hành, khai thác và quản lý việc điều hành đường sắt đô thị.

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan