Dự án cầu Bạch Đằng 2

Dự án cầu Bạch Đằng 2. Trong nhiều năm qua, trên tuyến sông Đồng Nai đoạn qua Bình Dương và Đồng Nai vẫn còn nhiều bến phà hoạt động.

Cầu Đồng Nai, Thủ Biên hiện hữu, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông ngày càng gia tăng giữa 2 tỉnh cũng như các khu vực lân cận.

Thế cho nên, nếu công trình cầu Bạch Đằng 2 đưa vào sử dụng, việc đi lại và sinh hoạt của người dân sẽ ngày càng được cải thiện hơn, giao thông ngày càng được thuận lợi.

Từ đó sẽ hình thành các khu dân cư mới, lượng người tăng nhanh, tạo bước đệm phát triển cho 2 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trò đặc biệt đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng.

THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án: Cầu Bạch Đằng 2

Vị trí: bắc qua sông Đồng Nai nối 2 xã Bạch Đằng (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) và xã Bình Lợi (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).

Chủ thầu đầu tư: Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Bình Dương.

Tổng mức đầu tư dự kiến: 658 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí xây cầu: 491 tỷ đồng (50% chi phí từ Bình Dương) và 167 tỷ đồng xây dựng đường dẫn vào cầu phía Bình Dương.

Thời gian khởi công: Quý IV/2020.

Quy mô dự án: gồm 2 phần:

Phần cầu chính: dài hơn 390m, rộng 17,5m.

Phần đường dẫn 2 đầu cầu: phía Bình Dương dài hơn 294m và phía Đồng Nai dài hơn 160m.

2 giai đoạn xây dựng:

Giai đoạn 1: xây dựng đường dẫn vào cầu phía Bình Dương: bắt đầu từ sau cầu Bạch Đằng, qua cù lao Bạch Đằng đến mốc cầu Bình Dương; chiều dài 2,8km, có 4 làn xe, mặt cắt ngang 17,5m.

Giai đoạn 2: xây dựng cầu vượt sông Đồng Nai: có 4 làn xe cơ giới, mặt cắt ngang 17,5m, chiều dài 540m với 491 tỷ đồng và 167 ty đồng kinh phí xây dựng đường dẫn vào cầu phía Bình Dương.

Nguồn vốn thực hiện 2 giai đoạn trên phân chia theo tỷ lệ mỗi địa phương đóng góp 50%.

Ngoài ra, để dự án sớm được hoàn thành và đưa vào sử dụng, tỉnh Bình Dương sẽ ứng trước kinh phí xây dựng, tỉnh Đồng Nai sẽ cân đối hoàn trả sau.

TIẾN ĐỘ VÀ TÌNH TRẠNG DỰ ÁN:

Tỉnh Bình Dương:

Cho đến thời điểm hiện tại, UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công dự án. Ban quản lý đang khẩn trương triển khai các công tác lựa chọn nhà thầu thi công, gói thầu thi công.

Cầu Bạch Đằng 2 được xem như một trong nhiều dự án trọng điểm của tỉnh Bình Dương, cho nên giai đoạn 1 này sẽ được khởi công xây dựng trong thời gian sớm nhất có thể.

Tỉnh Đồng Nai:

Về phía tỉnh Đồng Nai, tháng 05/2020, chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng đã có buổi khảo sát thực tế cũng như làm việc với các sở, ngành, UBND huyện Vĩnh Cửu về địa điểm và phương án xây dựng công trình.

Tỉnh Đồng Nai đồng ý với tỉnh Bình Dương về phương án nguồn vốn đầu tư và được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.

Hơn thế, UBND tỉnh Đồng Nai thống nhất việc giải phóng mặt bằng phần đường dẫn với mốc lộ giới 60m.

Đồng thời, UBND huyện Vĩnh Cửu tiến hành thực hiện điều chỉnh quy hoạch cục bộ; tính toán phương án mở rộng Hương lộ 7, Hương lộ 15 để đảm bảo về vấn đề giao thông.

Tuy nhiên, tỉnh Đồng Nai vẫn chưa tán thành ý kiến về chiều dài phần đường dẫn, bởi theo sở GT-VT Đồng Nai, phần đường dẫn về phía Đồng Nai với độ dài hơn 160m là không đủ kết nối Hương lộ 7. Do đó Sở kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai thỏa thuận bổ sung thêm một đoạn đường khoảng 100m để thực hiện việc kết nối nêu trên.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỰ ÁN:

Sông Đồng Nai ngăn cách địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Bên cạnh đó, TP. Biên Hòa và TP. Thủ Dầu Một được xem như 2 trung tâm hành chính, kinh tế lớn của mỗi khu vực, bao quanh bởi nhiều khu đô thị lớn.

Việc kết nối giao thông chính được thông qua cầu Thủ Biên và cầu Hóa An.

Tuy nhiên, khoảng cách 2 cầu là khá lớn (35m), gây khó khăn trong việc thông thương hàng hóa và phát triển kinh tế nói chung.

Việc xây dựng cầu Bạch Đằng 2 nhằm tạo nhiều thuận lợi trong việc di chuyển của người dân, ngoài ra việc vận chuyển hàng hóa cũng trở nên an toàn và rút ngắn hành trình hơn so với việc di chuyển bằng cầu Thủ Biên hoặc cầu Hóa An.

Hơn hết, việc kết nối giữa Bình Dương với các tỉnh lân cận như khu vực Đông Nam Bộ hoặc Tây Nguyên đều chủ yếu thông qua Quốc lộ 1 đoạn cắt qua sông Đồng Nai bằng cầu Đồng Nai, quốc lộ 1K bằng cầu Hóa An và cầu Thủ Biên trên Vành đai 4.

Với xu thế phát triển về mặt kinh tế – xã hội, nếu lưu thông qua các tuyến đường và cầu nối như thế sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu giao thông ngàng càng tăng nhanh trong thời điểm hiện tại và tương lai.

Bằng ưu thế trong việc rút ngắn hành trình vận chuyển, việc xây dựng cầu Bạch Đằng 2 là một phần trong việc phát triển mạng lưới đường bộ liên vùng cũng như đường bộ giữa 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.

Mục tiêu xây dựng nói trên nhằm giảm áp lực mạng lưới giao thông của cả 2 địa phương; qua đó sẽ thúc đẩy việc phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong các dự án Gem Sky World, Century City thuộc tỉnh Đồng Nai và Astral City, The Emerald Golf View thuộc tỉnh Bình Dương.

Hiện tại, việc quy hoạch khu đô thị lớn của 2 tỉnh đang được hình thành. Việc xây dựng cầu nối như thế sẽ tạo một trục đường chính thông suốt giữa 2 bờ và kết nối với bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển, trao đổi nhân lực, hàng hóa, dịch vụ, v.v…

Bên cạnh đó, việc phát sinh về nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa tại các khu liên hợp dịch vụ, các khu công nghiệp lớn của cả 2 địa phương là một điều không thể tránh khỏi.

Nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm từ khu vực Bình Dương về cảng cũng như đi ra các tỉnh phía Bắc và ngược lại; các nguyên vật liệu rời, sản phẩm từ cảng, hàng nội địa vận chuyển từ Đồng Nai sang Bình Dương và các tỉnh Tây Nguyên thông qua cầu này sẽ rất thuận lợi.

Suy cho cùng, việc xây dựng cầu Bạch Đằng 2 là thật sự cần thiết. Lãnh đạo 2 tỉnh đã thống nhất chủ trương hợp tác xây dựng dự án tại khu vực cù lao Bạch Đằng, nối liền 2 địa phương Bình Dương và Đồng Nai để bảo đảm nhu cầu giao thông của 2 tỉnh.

Tuyến đường nói trên, ngoài việc hoàn thiện được mạng lưới giao thông nói chung còn nhằm hạn chế số lượng xe quá cảnh qua trung tâm TP. Biên Hòa qua Quốc lộ 1K và cầu Hóa An nói riêng.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan