Đất trồng cây lâu năm và những câu hỏi thường gặp

Đất trồng cây lâu năm và những câu hỏi thường gặp. Hiện nay có nhiều loại đất nông nghiệp, trong đó, loại đất được chú ý hơn hết là đất trồng cây lâu năm. Vì nếu được chuyển đổi sang đất thổ cư, nó sẽ đem lại những thuận lợi rất lớn.

I. Khái niệm đất trồng cây lâu năm

“Theo khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, viết tắt/ ký hiệu trên các bản đồ địa chính, nông nghiệp là CLN (đất CLN). Đây là loại đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.” Có 4 nhóm đất chính, bao gồm:

– Cây công nghiệp lâu năm: loại cây cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được. Ví dụ: Cây cao su, điều, cacao, chè, hồ tiêu, cà phê, dừa,…

– Cây ăn quả lâu năm: loại cây cho sản phẩm là quả để ăn liền hoặc kết hợp chế biến. Ví dụ: cam, bưởi, mận, mơ, măng cụt, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, vải, xoài,..

– Cây dược liệu lâu năm: loại cây cho sản phẩm làm dược liệu. Ví dụ: Hồi, quế, long não, sâm, đỗ trọng …

– Các loại cây lâu năm khác: các loại cây để lấy gỗ, che bóng mát, tạo cảnh quan. Ví dụ: keo, cây xoan, bạch đàn, xà cừ, lộc vừng, bụt mọc,…

II. Những câu hỏi thường gặp về đất trồng cây lâu năm

1. Đất trồng cây lâu năm và đất vườn có phải là một?

Do đất vườn không thuộc nhóm đất nông nghiệp cũng như nhóm đất phi nông nghiệp nên đất vườn nằm trong nhóm đất chưa xác định mục đích sử dụng. Đất vườn là loại đất dùng để trồng các cây lâu năm hoặc hàng năm, kể cả đất ở trong cùng một thửa đất. Loại đất này còn có thể liền kề với đất thổ cư hoặc có thể tách thửa riêng. Trong khi đó, đất trồng cây lâu năm thuộc vào nhóm đất nông nghiệp.

Vì vậy, điểm khác biệt chính giữa hai loại đất này là: Đất vườn vừa có thể trồng cây lâu, lại có thể trồng cây hàng năm, nhưng đất này lại chỉ được sử dụng để trồng cây lâu năm và không được sử dụng vào bất kỳ mục đích khác khi chưa có sự cho phép của Nhà nước.

2. Đất trồng cây lâu năm có thời hạn sử dụng là bao lâu?

Theo khoản 1 điều 126 Luật đất đai quy định, 50 năm là thời hạn giao đất và công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân và hộ gia đình phải trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Và thời hạn này được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ). Sau khi hết thời hạn, cá nhân và hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu muốn tiếp tục sử dụng đất thì có thể gia hạn theo quy định tại khoản này.

3. Có thể xây nhà trên đất trồng cây lâu năm được hay không?

Trong trường hợp muốn xây dựng nhà trên đất trồng cây dài năm thì phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, và tất nhiên, người sử dụng đất phải sử dụng đúng với mục đích được ghi trong Sổ đỏ. Vì vậy, người dân chỉ được xây dựng nhà ở khi có sự quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Tuy nhiên, Nhà nước phải căn cứ theo quy định của Luật Đất đai để xem xét có cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hay không nên không phải lúc nào làm đơn xin phép thì cũng được chuyển mục đích sử dụng đất.

4. Thuế đất trồng cây này mất bao nhiêu?

Vì đây là đất nông nghiệp có thu tiền sử dụng nến đất trồng cây cũng sẽ thu. Căn cứ dựa trên diện tích và hạng đất sẽ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp, còn định suất thuế được tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích. Trong đó, xã, phường và thị trấn sẽ phân hạng hạng đất tính thuế và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ phê duyệt ổn định 10 năm.

Định suất thuế lần lượt gồm:

Hạng 1: 650 kg thóc/ha

Hạng 2: 550 kg thóc/ha

Hạng 3: 400 kg thóc/ha

Hạng 4: 200kg thóc/ha

Hạng 5: 80kg thóc/ha.

5. Đất trồng cây lâu năm có được thế chấp hay không?

Tùy vào quy định của từng ngân hàng thì đất trồng cây hàng năm vẫn có thể thế chấp vay vốn. Thế nhưng, giá trị thực tế của đất trồng cây hàng năm sẽ khác với giá trị của đất thổ cư.

Đặc biết, nếu đất thuộc khu vực trung tâm, có vị trí mặt tiền là đường, hoặc có nguồn thu nhập tốt thì vẫn có thể được vay thế chấp đất này với mức thu nhập cao.

6. Đất này liệu có được san lấp?

Căn cứ quy định của Luật Đất đai 2013, nguyên tắc sử dụng đất được liệt kê như sau:

Đúng mục đích sử dụng đất.

Đúng kế hoạch quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bảo vệ môi trường và không gây ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của những người sử dụng đất xung quanh.

Người sử dụng đất phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất. Theo quy định của Luật này và các quy định khác liên quan.

Tóm lại, cá nhân và hộ gia đình phải sử dụng đúng mục đích ghi trong Sổ đỏ. Những trường hợp muốn xây dựng nhà ở thì phải xin phép và có sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, việc tự ý thay đổi hình thức sử dụng đất sẽ bị xử phạt theo quy định.

7. Đất này có thể được đền bù không?

Theo quy định, Nhà nước sẽ bồi thường cho người sử dụng đất. Khi thu hồi bao gồm những điều kiện sau:

Cá nhân và hộ gia đình đang sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác liên quan với sổ đỏ.

Đất đủ điều kiện để được cấp Sổ đỏ.

Do đó, nếu đất đang sử dụng đã có Sổ đỏ hoặc đủ điều kiện. Để cấp Sổ đỏ thì khi thu hồi đất Nhà nước sẽ bồi thường.

Tổng hợp các loại đất ở Việt Nam

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan