Cao tốc TP HCM, Long Thành, Dầu Giây

Cao tốc TP HCM, Long Thành, Dầu Giây. Đề xuất mở rộng cao tốc TP HCM, Long Thành, Dầu Giây: 2015 chính thức đi vào hoạt động, sau 5 năm vận hành cao tốc TP HCM, Long Thành, Dầu Giây liên tục bị ùn tắc, quá tải, thường xuyên xảy ra tai nạn. Để đáp ứng nhu cầu di chuyển, kết nối vùng miền, mới đây thay vì 8 làn xe như quy hoạch ban đầu, dự án được đề xuất mở rộng lên thêm 12 làn xe.

Tổng quan Cao tốc TPHCM, Long Thành, Dầu Giây

Được ký hiệu CT.01, thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc, Nam, cao tốc TP HCM, Long Thành, Dầu Giây dài 55,7km, bắt đầu tại nút giao thông An Phú, Quận 2, HCM, kết thúc tại nút giao thông Dầu Giây, Thống Nhất, Đồng Nai.

Cao tốc TP HCM, Long Thành, Dầu Giây được chia thành 2 GĐ phát triển, trong đó GĐ 1 đoạn An Phú, Vành đai 2 có vốn đầu tư 9.890 tỷ đồng. Được thiết kế với vận tốc 80km/giờ, 4 làn xe, lộ giới 26,5m.

GĐ 2 từ Vành đai 2 đi qua huyện Long Thành tới Dầu Giây, huyện Thống Nhất. Thiết kế với 4 làn xe, lộ giới 27,5m, chiều rộng của làn đường khẩn cấp 6m, vận tốc 120km/giờ, tiêu chuẩn cao tốc loại A.

Nằm trong hệ thống đường bộ Bắc, Nam, cao tốc này được đầu tư hiện đại, sử dụng công nghệ DSRC, hệ thống thu phí tự động, hệ thống biển báo điện tử.

Chuông cảnh báo quá tải Cao tốc TP HCM, Long Thành, Dầu Giây

Sau 5 năm vận hành, do có quá nhiều phương tiện di chuyển nên việc ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên như cơm bữa.

Cho dù Cảng hàng không quốc tế Long Thành vẫn chưa hoạt động, nhưng cao tốc TPHCM, Long Thành, Dầu Giây đã bị quá tải trầm trọng.

Mới đây, VEC E, Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam, đơn vị quản lý đường cao tốc HLD, đã phát văn bản khuyến cáo trong các khung giờ cao điểm như nghỉ lễ, dịp hè, Tết…chủ phương tiện, lái xe nên lựa chọn lộ trình thích hợp để tránh tình trạng ùn tắc xảy ra, đặc biệt là tại các nút giao thông An Phú, quận 2, nút giao với quốc lộ 51.

VEC E cho biết lưu lượng phương tiện lựa chọn cao tốc này đang tăng từng ngày. Cao tốc TPHCM, Long Thành, Dầu Giây đã phục vụ khoảng 10 triệu phương tiện lưu thông, chỉ sau 3 năm, lượng phương tiện đã đạt gần 15 triệu lượt/năm, tăng 50%.

Trong quý 1/2019, cao tốc này đã phục vụ hơn 4 triệu lượt xe, tăng khoảng 14% so với 2018.

Với 4 làn xe, theo như thiết kế, cao tốc này chỉ đáp ứng 44.000 xe/ngày, nhưng lượng xe lưu thông thực tế là 52.414 xe/ngày đêm.

Do đó, vào các dịp cao điểm, lượng phương tiện tăng 20%, liên tục xảy ra ùn tắc.

Đề xuất mở rộng Cao tốc TPHCM, Long Thành, Dầu Giây lên thành 12 làn xe

Đứng trước tình trạng quá tải hiện nay, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long gửi đến Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất mở rộng cao tốc TPHCM, Long Thành, Dầu Giây.

việc đầu tư mở rộng cao tốc là cần thiết, bởi cao tốc này là một phần trục cao tốc Bắc, Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, kết nối các tỉnh thành: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Long An, Tây Ninh.

Trong đó, để việc kết nối sân bay quốc tế Long Thành thuận lợi, đề xuất bổ sung 2 tuyến đường bộ là tuyến 1, nối quốc lộ 51, tuyến 2 nối với cao tốc TPHCM, Long Thành, Dầu Giây.

Dự án mở rộng tuyến cao tốc dài 24 km, từ An Phú cho đến vành đai 2, mở rộng hai bên nâng lộ giới lên 36m, 8 làn xe, đoạn từ vành đai 2 cho đến nút giao cao tốc Biên Hòa, Vũng Tàu mở rộng lộ giới lên đến 42,5m, 8 làn xe.

Dự án sẽ xây dựng, mở rộng 9 vị trí cầu vượt, hầm chui, các nút giao thông. Gồm nút giao đường 319B, nút giao đường vành đai 3, TP.HCM, nút giao cao tốc Biên Hòa, Vũng Tàu, nút giao cửa Bắc Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tổng đầu tư để mở rộng cao tốc TP HCM, Long Thành, Dầu Giây là 9.853,5 tỷ đồng, trong đó vốn xây lắp là hơn 7.000 tỉ đồng

Lợi ích của Cao tốc TP HCM, Long Thành, Dầu Giây

Cao tốc TP HCM, Long Thành, Dầu Giây có vai trò quan trọng, là tuyến đường huyết mạch nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ, rút ngắn khoảng cách, thời gian di chuyển.

Cụ thể, từ TPHCM di chuyển đến huyện Long Thành chỉ mất 20 phút, đi Vũng Tàu chỉ mất 1 giờ 20 phút. Chi phí vận tải giảm 20 – 30%.

Không chỉ đóng vai trò chiến lược trong kết nối – giao thương, cao tốc TPHCM, Long Thành, Dầu Giây còn tác động đến thị trường BĐS: Khu vực quận 2, quận 9, TP HCM; các huyện Long Thành, Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.

Do đó để đón đầu thị trường, nhiều đại gia BĐS tìm các khu vực sở hữu quỹ đất đẹp dọc tuyến đường để phát triển các dự án.

Theo đó, giá đất tăng, các dự án nhà ở cao tầng mọc lên như nấm, bộ mặt đô thị được cải thiện rõ rệt, đời sống người dân được nâng cao.

5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan