Cao tốc Quy Nhơn- Pleiku

Nhận thấy được các thế mạnh, tiềm năng phát triển đặc trưng của các tỉnh Tây Nguyên cũng như tầm quan trọng của việc kết nối giao thông đối với sự phát triển kinh tế khu vực, Chủ tịch 3 tỉnh Gia Lai, Bình Định và Kon Tum đã kiến nghị xây dựng đường cao tốc Quy Nhơn- Pleiku là 2 làn xe, dài 160km, kinh phí 40.000 tỷ đồng để mở rộng khai thác những tiềm năng to lớn của Tây Nguyên.

Quá trình xây dựng cao tốc Quy Nhơn- Pleiku

Thủ tướng chính phủ đã sớm thông qua kiến nghị xây dựng tuyến cao tốc Pleiku( Gia Lai)- Quy Nhơn( Bình Định) và lên kế hoạch triển khai tuyến cao tốc này trước năm 2030 với chiều dài 160km, song song với quốc lộ 19.
Vai trò của tuyến cao tốc Quy Nhơn- Pleiku rất quan trọng đối với 3 địa phương Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, là tiền đề phát huy lợi thế vị trí địa lý kinh tế, góp phần hình thành trục cao tốc kết nối các cảng biển Nam Trung Bộ với khu vực Tam giác phát triển Việt Nam- Lào Campuchia đồng thời cũng vươn xa ra kết nối với các nước Thái Lan, Myanma.

Ngoài ra, việc đầu tư phát triển tuyến cao tốc này còn kết nối liền mạch với bốn tuyến cao tốc khởi công trong giai đoạn 2021- 2025 bao gồm: Khánh Hoà – Buôn Ma Thuột; Tân Phú- Bảo Lộc; Bảo Lộc- Liên Khương; Gia Nghĩa( tỉnh Đắk Nông)- Chơn Thành( tỉnh Bình Phước), từ đó tạo thành một dải nối liền, mạnh, thông thoáng, ngày càng thúc đẩy cho các tỉnh Tây Nguyên “vươn khơi ra biển lớn”.

Hình thức đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn- Pleiku được đề xuất là sử dụng ngân sách Nhà nước

Huy động vốn ODA và thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế dưới các hình thức như PPP. Loại hợp đồng BOT, BT hoặc BTO. Song, để sớm đạt được mục tiêu “đưa biển lên rừng,” . Trước đề xuất làm đường cao tốc Pleiku-Quy Nhơn của ba tỉnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đã giao cho địa phương nghiên cứu đầu tư bằng hình thức kết hợp đồng thời công- tư. Chủ động nguồn vốn để thực hiện giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó Trung ương sẽ tiếp tục kêu gọi, tìm kiếm các nhà đầu tư. Hỗ trợ để triển khai hoàn thiện sớm nhất có thể.

Giai đoạn 2012- 2025

Sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống công trình cầu, cống và hầm qua đèo An Khê, Mang Yang. Với quy mô 2 làn xe, chiều rộng nền đường 17,25m. Tổng mức đầu tư dự kiến là 40.000 tỷ đồng, trong đó quy mô GPMB theo quy hoạch 4 làn xe. Sau đó tiếp tục bố trí vốn đầu tư trong giai đoạn 2026 – 2030. Hoặc giao các ban, bộ, ngành Trung ương giúp tỉnh tìm đối tác để sớm triển khai tuyến cao tốc Pleiku- Quy Nhơn. Trước năm 2030 để hoàn chỉnh tuyến đường theo quy hoạch 4 làn xe.

Theo quy hoạch, Dự án cao tốc Quy Nhơn– Pleiku có điểm đầu giao với Quốc lộ 1. Tại huyện Tuy Phước( Bình Định) và tại Km10, tuyến giao tại thị xã An Nhơn(Bình Định).  Là cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Điểm cuối dự án giao với tuyến cao tốc Bắc– Nam. Phía Tây tại khu vực thành phố Pleiku( Gia Lai). Hướng tuyến đi song song với Quốc lộ 19 & Cao Tốc 19B. Nối Khu kinh tế Nhơn Hội với Sân bay Quốc tế Phù Cát( Bình Định).

Cầu nối giao thương, mở rộng phát triển kinh tế – xã hội

Tuyến cao tốc Quy Nhơn– Pleiku có vị trí đặc biệt quan trọng. Phát huy triệt để lợi thế về vị trí địa lý- kinh tế xã hội ở cả ba tỉnh Gia Lai, Bình Định và Kon Tum. Đồng thời tạo bước đột phá to lớn về cơ cấu chiến lược và kết cấu hạ tầng.

Lãnh đạo 3 tỉnh nói trên đã nhấn mạnh trong tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ. Nếu được xây dựng, tuyến đường sẽ tạo trục cao tốc thông qua hệ thống. Các cảng biển ở khu vực duyên hải miền Trung, kết nối biển Đông với khu vực tam giác. Phát triển Việt Nam– Lào– Campuchia. Đây cũng là tuyến ngang kết nối với các tuyến cao tốc dọc (đường cao tốc Bắc – Nam). Sẽ góp phần hoàn chỉnh mạng lưới cao tốc Việt Nam.

Theo đó , Gia Lai nằm ở trung tâm vùng tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

Không chỉ là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa. Dịch vụ thương mại trong tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Mà Gia Lai còn là đầu mối giao thông quan trọng kết nối Tây Nguyên. Với các tỉnh khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ thông qua “huyết mạch” tuyến Quốc lộ 19.

Thủ tướng Chính phủ đã quy hoạch xây dựng, phát triển vùng Gia Lai đến năm 2035. Tầm nhìn tới năm 2050 trở thành trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên. Và còn là động lực to lớn trong vùng tam giác phát triển 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia. Với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Đồng thời, tỉnh Gia Lai còn có Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh. Nằm giáp với Campuchia được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Bình Định là địa phương có vị trí chiến lược quan trọng trong việc gắn kết các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Nằm ở trung điểm của trục giao thông đường sắt và đường bộ Bắc– Nam. Đồng thời là con đường ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào. Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua cảng quốc tế Quy Nhơn.

Việc xây dựng tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku sẽ tháo điểm nghẽn. Nút thắt về giao thông, vận tải, góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ dịch vụ du lịch của khu vực.

Mặt bằng giá mới dành cho bất động sản TPHCM

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan