Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là một trong ba tuyến đường cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long, được Thủ tướng phê duyệt.
Đây là dự án hạ tầng được Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Kế hoạch – Đầu tư ưu tiên đầu tư.
Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng được xây dựng bởi Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM).
Theo như chủ đầu tư, dự án có chiều dài khoảng hơn 150km, có tổng số vốn đầu tư gần 30.000 tỷ đồng. Được xem như một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Sóc Trăng, nằm trong mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, phê duyệt theo quyết định số 326/QĐ – TTg bởi thủ tướng chính phủ ngày 01/03/2016.
Thông tin của Đường Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng:
Tên dự án: cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
Chủ đầu tư của dự án: Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM)
Chiều dài: 1.500 km
Tổng đầu tư: 30.000 tỷ đồng
Địa phận chạy ngang qua:tỉnh Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Sóc Sơn, tỉnh Hậu Giang
Tổng số cầu vượt: 130 cầu
Vị trí giao cắt: 50 (16 vị trí giao cắt liên thông, 34 vị trí giao cắt trực thông)
Vận tốc: 100 – 120 km/h
Đường cao tốc có chiều dài chạy dọc từ thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang đến thành phố Sóc Trăng của tỉnh Sóc Trăng. Vì quy mô và vị trí xây dựng dự án, dự án này đi qua 4 tỉnh gồm: tỉnh An Giang 60km ,tỉnh Sóc Sơn gần 30km tỉnh Cần Thơ 50km, tỉnh Hậu Giang 20 km. Dựa theo kế hoạch và tiến độ thi công, dự án được dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2020.
Đường cao tốc có 130 cầu với 50 vị trí giao cắt trong số đó có 34 vị trí giao cắt trực thông và 16 vị trí giao cắt liên thông. Các phương tiện di chuyển có thể đi với vận tốc 100 – 120 km/h. Tiến độ dự án chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1, đường có vận tốc đi lại 80km/h, rộng 17m và hoàn chỉnh các số liệu trong giai đoạn 2.
Với sự hiện diện của dự án này, người dân có thể dễ dàng di chuyển tới trung tâm thành phố nhanh chóng, thuận tiện. Ngoài ra, song song đó, việc di chuyển đến các trục dọc như QL1A, tuyến N1, …cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Dự án chạy qua tỉnh Hậu Giang. Theo chủ tịch Tỉnh, trong thời gian sắp tới, Hậu Giang sẽ bổ sung quy hoạch địa phận đến năm 2030. Hậu Giang đã đưa dự án vào kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, làm cơ sở cho việc giải phóng mặt bằng khi dự án đường cao tốc được thực hiện.
Tuy nhiên, do gặp một số bất cập về mặt bằng ở giai đoạn hiện tại, lãnh đạo của tỉnh Hậu Giang mong muốn các đơn vị có liên quan nghiên cứu, điều chỉnh cho hướng tuyến sao cho phù hợp với thực tế để hạn chế các rủi ro.
Hiện nay, hướng tuyến của chủ đầu tư đưa ra làm ảnh hưởng đến ¼ diện tích khu công nghiệp Tân Phú, khu dân cư. Điều này làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của tỉnh, cũng như hiệu suất làm việc cho dự án khu công nghiệp.
Một vấn đề bất cập nữa của tỉnh Hậu Giang là thành phố này có nhiều điểm cong do đó ảnh hưởng đến tĩnh không thông thuyền của các cầu trên tuyến thuộc địa phận. Uỷ ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở giao thông vận tải làm đầu mối tham mưu, làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư để có phương án tối ưu nhất cho vấn đề thông thuyền, và làm theo đúng các quy định.
Về phía chủ đầu tư, ông Trần Văn Thị, hiện đang giữ chức tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long cho biết dựa vào tình hình địa phận thực tế tại tỉnh Hậu Giang, các đơn vị sẽ điều chỉnh hướng tuyến dự án phù hợp. Đặc biệt chú trọng quan tâm đến hướng tuyến để dự án không làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội, các khu công nghiệp và đời sống hàng ngày của những dân cư xung quanh.
Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng sau khi được xây dựng xong hứa hẹn sẽ mang đến những thuận lợi phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân, tạo nên tiềm lực kinh tế lớn mạnh cho các khu vực dự án chạy qua.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo từ nhà đầu tư và lãnh đạo các cấp trong tỉnh, dự án đường cao tốc hứa hẹn sẽ trở thành một trong những cao tốc thành công nhất trong hệ thống giao thông tại Việt Nam.
Tuyến cao tốc được dự kiến đầu tư thực hiện sau năm 2030, tuy nhiên do công tác chuẩn bị và những lợi thế sẵn có, dự án được điều chỉnh thực hiện trước năm 2030.