Cách ứng xử giữa các đồng nghiệp làm sale với nhau

 

Cách ứng xử giữa các đồng nghiệp làm sale với nhau. Bạn có thể chọn bạn để chơi nhưng rất khó để chọn đồng nghiệp. Lớn nhỏ gì thì đa số công ty vẫn tồn tại những bất bình, cạnh tranh giữa các đồng nghiệp. Điều này không chỉ mang lại không khí làm việc căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Vậy nên, chúng ta hãy tự mình tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp thay vì làm cho các mối quan hệ xấu đi không đáng có.

 

 

 

Dưới đây là chia sẻ một vài cách ứng xử giữa các đồng nghiệp làm sale với nhau. Bạn có thể đọc qua hay không, nhưng chắc chắn rằng những kinh nghiệm sau đây sẽ rất bổ ích cho những ai đang làm sales, đang mới chập chững vào nghề.

Không hơn thua

 

Khi làm sales bất động sản mà bạn chỉ biết hơn thua với đồng nghiệp vì kinh nghiệm, vì năng lực, vì ngoại hình, vì hoàn cảnh. tất cả những điều đó là số 0 tròn trĩnh, là vô nghĩa. Vì tất cả hãy nói chuyện trên giao dịch bạn có. Nếu bạn giỏi hơn người khác hãy lấy giao dịch là BẰNG CHỨNG, bạn giỏi thực sự, mỗi tháng giao dịch của bạn ở mức nào? Ổn định? Hay lâu lâu bán một vài cái. Thay vì lo hơn thua với đồng nghiệp, hãy tập trung vào chuyên môn, nâng cao và cải tiến cách làm việc năng nổ hơn. Đừng hơn thua với đồng nghiệp trong công ty, hãy hơn thua hàng trăm, hàng triệu sales ngoài kia. Họ giỏi lắm bạn ơi, bạn hãy nhìn ra và cố gắng chiến mạnh bạo hơn. Dù gì, đồng nghiệp cũng là người cùng thuyền với bạn, bạn chiến đấu với họ, chỉ làm cho thuyền rung rinh, sóng bên ngoài dữ dội, thuyền không đoàn kết thì làm sao thuyền đi về phía trước?

 

Không ghét bỏ:

 

Mỗi ngày đối mặt nhau 8 tiếng, nếu bạn ghét đồng nghiệp bạn, liệu bạn đi làm có còn vui vẻ không? Hay đi làm việc phải tránh gặp người đó, nơi nào có người đó sẽ không có bạn, khi đó ai là người mất cơ hội? Suy đi tính lại bạn nghĩ bạn chẳng mất gì, nhưng thực sự bạn mất rất nhiều. Mất kết nối, mất cơ hội và khả năng phải đối diện với những lời ra tiếng vào, nói xấu nhau, phân chia nhóm này nhóm nọ, không nhiều chuyện cũng bị cho nhiều chuyện. Việc cần làm không tập trung làm được, bị phân tâm và dần dần mất đi năng lượng làm việc. Thay vì ghét nhau, hãy nói với nhau vài lời cho nhẹ nhàng, nếu hiểu thì tốt, nếu không hiểu thì coi như thôi, hạn chế không hợp tác một thời gian, rồi dần dần mọi việc đâu vào đó, tình đồng nghiệp sẽ lại phát triển sau khi hiểu nhau rõ hơn. Không nói xấu đồng nghiệp, nếu không hài lòng thì có thể góp ý, chia sẻ. Không nên nói xấu chia bè kết phái trong công ty.

Một môi trường làm việc, đặc biệt làm sales việc đấu đá nhau là chuyện ăn cơm bữa. Có điều thể hiện ra hay ngấm ngầm đấu đá, tùy môi trường. Nhưng trên hết, làm sales hãy cố gắng dung hoà mọi môi trường, mọi con người, nên tập trung vào năng lực bán hàng, phát triển thị trường, tạo mối quan hệ với khách hàng rộng lớn hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn. Đó là những điều nên chú trọng mỗi ngày. Đừng vì những chuyện nhỏ nhặt ảnh hưởng đến mục tiêu chinh phục.

 

Hạn chế nhờ vả từ những việc nhỏ nhặt nhất

 

Hãy đặt mình vào vị trí của một người luôn bị đồng nghiệp nhờ vả hết việc này đến việc khác. Sự trợ giúp khác với sự nhờ vả việc vặt, tất cả đều cần có giới hạn. Đừng tự tạo sự khó chịu giữa các đồng nghiệp.

 

Suy nghĩ trước khi nói

 

Đừng bao lỡ miệng trót hứa với đồng nghiệp rồi quên đi, dù là mối quan hệ công việc hay cá nhân. Đừng chỉ trích nhau khi họ mắc sai lầm, đừng quá khắt khe khi mà chúng ta cũng là nhân viên như mọi người.

 

Tôn trọng đồng nghiệp

 

Đồng nghiệp là những người mà bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với họ và cùng nhau hợp tác xây dựng các dự án của công ty. Vậy nên, bạn cần thiết lập một mối quan hệ đồng nghiệp dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Tránh tình trạng đố kị nhau. Ngược lại, bạn cũng không nên quá tự ti vào bản thân so với đồng nghiệp. Hãy xem đồng nghiệp là những người đồng hành cùng nhau chia sẻ công việc và tận hưởng thành công.

 

Văn hóa sử dụng điện thoại

 

Hãy là một người sử dụng công nghệ thông minh. Trước khi bước vào cuộc họp hoặc trong lúc nói chuyện cần để chế độ im lặng hoặc chuông nhỏ. Đó là điều nhỏ nhất để tôn trọng khách hàng cũng như đồng nghiệp.

 

Xác định thời gian tán gẫu.

 

Việc tán gẫu giữa các đồng nghiệp với nhau là cần thiết để tạo mối quan hệ cũng như giảm stress. Tuy nhiên, đừng chuyển thời gian làm việc của nhau thành thời gian chơi. Có thể đồng nghiệp hưởng ứng nhưng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, hình ảnh chuyên nghiệp của bạn nơi công ty. Bạn chỉ nên đưa ra những tình huống trò chuyện khi cần thiết hoặc lúc thật sự rảnh rỗi. Đừng biến bản thân thành bà tám nơi công sở trong khi bạn còn cả núi công việc cần giải quyết.

 

 

 

Phong độ của một người làm sales có thể lúc cao lúc thấp, thay vì bị phụ thuộc vào phong độ, bạn hãy xây dựng ĐẲNG CẤP thông qua năng lực thực sự, khả năng đa dạng trong mọi vấn đề, kiến thức sâu rộng, tầm nhìn xa, luôn không ngừng học hỏi và cố gắng dù làm ở bất cứ ở vị trí gì. Hãy xây dựng đẳng cấp của một người làm sales thực thụ. Đừng bị phong độ ảnh hưởng đến tinh thần lúc mưa, lúc nắng. Mà bạn, bạn chính là linh hồn của sản phẩm bạn đang bán. Bạn bán sản phẩm không còn bán đơn thuần là chất lượng, mà khách hàng mua sản phẩm vì sự tin tưởng vào người làm sales – là bạn.

 

Là một người làm sales, bản chất cuối cùng của những sự việc không phải để được xác nhận bạn đúng hay bạn sai. Mà làm sao việc của khách hàng được giải quyết chu toàn nhất. Đúng hay sai để làm gì? Để không được việc, để mâu thuẫn và để chuốc thêm phiền phức vào người.

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan