Biến đầm lầy thành đại lộ rộng 120m tại Nam Sài Gòn

Biến đầm lầy thành đại lộ rộng 120m tại Nam Sài Gòn. Đường Nguyễn Văn Linh hình thành từ vùng đầm lầy, giúp thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế – xã hội, thay đổi diện mạo 3,000ha khu Nam Sài Gòn.

Năm 1988, khi còn làm Giám đốc Công ty Cholimex – ông Phan Chánh Dưỡng cùng nhóm nghiên cứu kinh tế (thường gọi là Nhóm thứ Sáu) được Thành uỷ TP HCM giao xây dựng đề án thu hút đầu tư nước ngoài. Sau khi chọn vị trí làm khu chế xuất Tân Thuận ở bán đảo Tân Thuận Đông, huyện Nhà Nhè (nay thuộc quận 7), nhóm này nhận thầy trở ngại lớn nhất để khu chế xuất Tân Thuận phát triển là vấn đề giao thông. Nhà Bè lúc đó còn là vùng đầm lây, dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn. Tuyến đường độc đạo Nguyễn Tất Thành (từ quận 4 qua) lúc đó còn nhỏ hẹp, khó đáp ứng trong khi quy mô khu chế xuất lên đến 80,000 lao động. Việc mở đường lớn, kết nối khu chế xuất với QL 1, thuận tiện giao thông, phát triển vùng được nhóm thứ Sáu tính tới.

Tuy nhiên, đề xuất mở đường lớn vấp phải sự phản đối của nhiều sở ngành thành phố. Một số cơ quan chấp thuận làm đường, song bề rộng chỉ 18m, xât trên tuyến Nguyễn Thị Thập (quận 7) hiện nay. Bởi nếu làm rộng 60m, sau đó nâng lên 120m như đề xuất thì “hơn 100 năm nữa tuyến đường cũng không đủ xe chạy, rất lãng phí”. Nhóm ông Dưỡng được đề nghị phải đưa số liệu chứng minh tính hiệu quả của tuyến đường.

Tranh luận không dứt, còn phía đề xuất thì rơi vào bế tắc vì không biết tìm đâu ra dữ liệu để thuyết phục. Với kinh nghiệm làm kinh tế lâu năm, nhóm chỉ có niềm tin chắc chắn rằng sau khi khu chế xuất Tân Thuận đi vào hoạt động, đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào, hàng hoá làm ra cần nhiều xe container vận chuyển đi tiêu thụ, phân phối và xuất khẩu,…Ngoài ra, tuyến đường hoàn thành sẽ giúp phát triển đô thị, thu hút người dân đến sinh sống, nhu cầu giao thông tăng cao. Nhưng lúc đó, tý tưởng đô thị hoá vùng đầm lây Nhà Bè được xem là điều không tưởng. Bởi đây là vùng đất sình lầy, lún sâu, thảy con trâu còn chìm, sẽ không ai dám đến ở.

“Người được xem có vai trò quyết định cho xây dựng đường Nguyễn Văn Linh là nguyên Bí Thư Thành uỷ TP HCM – ông Võ Trần Chí”, ông Dưỡng kể. Sau khi nghe đề xuất và đánh giá nhiều khía cạnh, người đứng đầu Thành uỷ đồng ý chủ trương làm đường. Để tạo đồng thuận, ông Chí trực tiếp “thuyết trình, giải thích” với các sở ngành. Song, ông Chí không nói dưới góc độ kỹ thuật mà đặt vấn đề liệu thành phố có thiệt hại gì không khi con đường được mở. Nếu không các anh cứ để doanh nghiệp làm bởi vốn họ bỏ ra, thành phố chỉ lo mặt bằng. Chính sự quyết tâm này dẫn đến sự ra đời đại lộ mang lên cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.

Các buổi làm việc giữa lãnh đạo thành phố, nhà đầu tư, nhà thầu,…diễn ra liên tục sau đó để thống nhất phương án thiết kế, thi công,..Vấn đề khó khăn nhất là bài toán xử lý nền đất yếu trong điều kiện kỹ thuật tỏng nước hạn chế, nhân lực trình độ thấp. Với địa hình tương tự, thi công ở các nước phát triển sẽ nạo vét toàn bộ bùn, đổ bê thông xuống. Phương án này được xem là hiệu quả nhất nhưng chi phí quá lớn, nhà đầu tư khó kham nổi. Cuối cùng các bên thống nhất sẽ đắp cát làm đường bởi vật liệu này chịu lực tốt, độ ổn định cao khi được bổi đắp nhiều lần.

Năm 1994, quy hoạch tổng thể khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt. Cuối năm 1996, dự án đại lộ tổng vốn đầu tư 100 triệu USD được khởi công. Việc xây dựng tuyến đường chia thành 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 quy mô 2 làn xe hoàn thành năm 1998. Bốn năm sau, công trình làm giai đoạn 2, mở rộng lên từ 4 – 6 làn xe. Năm 2004, giai đoạn 3 được triển khai mở rộng lên 120m, 10 làn xe.

Do xây dựng trên vùng đầm lầy, kêng rạch chằng chịt nên việc thi công vần nhiều vật liệu so với những nới khác để bù lún, gia cố nền,…Tại một số khu vực, phương án thi công thực hiện bằng giải pháp khoan các cọc betong cốt thép và các cầu trên tuyến sử dụng dầm dự ứng bê tông đúc sẵn,…giúp ổn định và tăng tuổi thọ công trình. Từng giai đoạn của dự án đều được các cơ quan chuyên ngành của thành phố và trung ương kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Sáng ngày 30/12/2007, đường Nguyễn Văn Linh xuất phát từ QL 1(huyện Bình Chánh) đến giao lộ Huỳnh Tấn Phát, dài gần 18km hoàn thành, bao gồm cả 10 cây cầu trên tuyến đường này, trong đó 3 cầu lớn nhất là cầu Ông Lớn, cầu Xóm Củi, cầu Cần Giuộc. Hai bên tuyến và phần đất trống ở giữa được trồng cây xanh, làm hệ thống hạ tầng cấp thoát nước, điện, viễn thông,….

Đại lộ chính là tiền đề hình thành, phát triển khu đô thị Nam Sài Gòn, Phú Mỹ Hưng, khu công nghiệp Hiệp Phước,….Hai tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Văn Tạo được xây dựng sau đó, kết nối đại lộ góp phần xoá đói giảm nghèo cả vùng Nhà Bè. Giao thông thuận lợi không chỉ giúp khu chế xuất Tân Thuận phát triển màn còn thu hút nhiều nhà đầu tư. Quận 7 và Nhà Bè luôn nằm trong top đầu về đầu tư nước ngoài.

Tầm chiến lược của tuyến đường này càng xác định rõ khi là một phần Vành đai 2, tạo liền mạch giữa khu Nam Sài Gòn đến các quận 2, quận 9, TP Thủ Đức. Đồng thời, đường Nguyễn Văn Linh trở thành trục xương sống kết nối các vùng kinh tế trọng điểm miền Tây và Đông Nam Bộ khu cầu Phú Mỹ vượt sông Sài Gòn được đầu tư xây dựng.
Theo ông Phan Chánh Dưỡng, giá trị lớn nhất của đại lộ Nguyễn Văn Linh chính là thay đổi tư duy về đầu tư hạ tầng giao thông. Sau đó, thành phố mạnh dạn làm những tuyến đường rộng mênh mông như đại lộ Võ Văn Kiệt, đại lộ Phạm Văn Đồng,….không chỉ thuận tiện đi lại mà còn giúp phát triển kinh tế – xã hội cả vùng tăng trưởng.

Phước Sửu

Theo Gia Minh / Vnexpress

5/5 - (2 bình chọn)

Comments are closed.

Bài viết liên quan