Bảng xếp hạng 10 bức tượng cao nhất thế giới

Bảng xếp hạng 10 bức tượng cao nhất thế giới. Mục đích của những chuyến du lịch ngày nay không chỉ dừng lại ở việc nghỉ dưỡng hay trải nghiệm những vùng đất mới, những nền ẩm thực lạ với những truyền thống độc đáo.

Mà bên cạnh đó, chúng ta còn đi du lịch với mục đích hành hương, tham quan những công trình kiến trúc, những tượng đài mang đậm dấu ấn tôn giáo của mỗi quốc gia.

Đặc trưng của những bức tượng là thường được đắp, tạc theo hình ảnh của những nhân vật lịch sử nổi tiếng hay các vị thần, vị thánh trong quan niệm của mỗi tôn giáo khác nhau.

Đã có những kỷ lục cho những tòa nhà cao nhất thế giới thì những bức tượng được xem như những công trình để đời của nhân loại cũng không ngoại lệ.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 10 bức tượng cao nhất thế giới được cập nhật mới nhất năm 2021.

Ở vị trí thứ 10, chúng ta được chiêm ngưỡng tượng Chúa Kitô Cứu Thế (tiếng Bồ Đào Nha: Cristo Redentor)

Với chiều cao lên đến 30m và được đặt trên bệ cao 8m tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil.

Bức tượng nằm trên đỉnh núi Corcovado cao 700m thuộc công viên quốc gia rừng Tijuca hướng về phía thành phố và được tạc theo trường phái Art Deco từ năm 1922 đến 1931.

Sải tay của tượng dài 28m; tổng trọng lượng là 635 tấn với đầu tượng nặng 35,6 tấn, cao 3,7m; mỗi cánh tay nặng 9,1 tấn.

Hình ảnh bức tượng dang rộng cánh tay như che chở cho cả thành phố đã trở thành tượng đài văn hóa và niềm tin tôn giáo của “xứ sở Samba” nồng hậu.

Tượng Chúa Kitô Cứu Thế cũng được lọt vào danh sách vàng 7 kỳ quan của thế giới.

Xếp vị trí thứ 9, chúng ta có tượng Mẹ Tổ Quốc Kêu Gọi hay tượng đài Mamayev ở nước Nga xinh đẹp.

Tượng Mẹ Tổ Quốc Kêu Gọi còn được gọi là tượng Mẹ Tổ Quốc hay tượng đài Mamayev với chiều cao 85m được xây dựng trên ngọn đồi Mamayev Kurgan tại Volgograd, Nga.

So với những bức tượng lớn hơn ra đời sau này, tượng Mẹ Tổ Quốc sở hữu cấu trúc phức tạp hơn cả về kỹ thuật và công nghệ xây dựng với hình tượng đặc biệt tay phải giơ cao thanh kiếm, tay trái đưa ra sau lưng với ý nghĩa tưởng niệm cuộc kháng cự anh hùng và chiến thắng uy vũ của quân đội Liên Xô trong trận Stalingrad.

Bức tượng có chiều cao lên đến 85m bao gồm phần thanh kiếm cao 33m, phần thân người mẹ cao 52m được đặt trên bệ đá cao 2m.

Tổng trọng lượng của tượng đài Mẹ Tổ Quốc đạt 8000 tấn.

Với ý nghĩa lịch sử sâu xa, để đến được bức tượng, chúng ta cần phải bước lên 200 bậc thang từ tận chân đồi để tưởng nhớ 200 ngày đấu tranh anh dũng và giải phóng thành phố Stalingrad.

Tiếp theo, “đất nước mặt trời mọc” – Nhật Bản diệu kỳ với tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Dai Kannon cao 88m xếp thứ 8 trong danh sách.

Quan Thế Âm được dịch từ tiếng Phạn ra có nghĩa là “Đấng quan chiếu âm thanh của thế gian” là vị Bồ tát hiện thân cho đức từ bi của chư Phật.

Quan Thế Âm là vị Bồ tát được tôn thờ rộng rãi nhất trong Phật giáo và được miêu tả là cả thân nam và nữ trong nhiều nền văn hóa khác nhau.

Trong Phật giáo Trung Quốc, ngài được biết nhiều nhất với tên gọi Quan Âm; ở Campuchia thì gọi là Lokesvarak và tại nước Nhật, ngài được gọi là Kanzeon hay Kannon.

Tượng Dai Kannon được hoàn thành năm 1989, tọa lạc tại công viên Kita no Miyako, thành phố Hokkaido, Nhật Bản.

Bức tượng mang đậm dấu ấn Phật giáo và là cảnh quan hùng vĩ thu hút du khách đến chiêm ngưỡng toàn cảnh từ trên đỉnh và còn có cả khu vực đặc biệt cho việc cúng bái, cầu nguyện.

Vị trí thứ 7 thuộc về tượng Đại Phật Vàng Phra Buddha Maha Nawamin với chiều cao 92m đến từ “xứ sở chùa vàng”.

Đây chính là bức tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan với danh xưng “Tượng Phật vĩ đại của Thái Lan” và là bức tượng cao thứ 2 cả khu vực Đông Nam Á.

Bức tượng được đặt tại chùa Wat Muang, tỉnh Ang Thong và được xây dựng từ 1990 đến năm 2008 với ý nghĩa tưởng nhớ Quốc vương Bhumibol.

Bức tượng được làm hoàn toàn từ bê tông và phủ lớp sơn vàng sáng chói, trở thành hình tượng Phật giáo linh thiêng của cả nước.

Tiếp theo, tượng Phật Bà Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay cao 99m tại “đất nước tỷ dân” – Trung Quốc đứng ở hàng thứ 6.

Đây là bức tượng đồng mạ vàng cao nhất tại thành phố Trường Sa, thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc với chiều cao lên đến 99m.

Phật Bà Quan Âm được điêu khắc tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ, nghìn mắt thể hiện sự sinh động, chân thực và nghìn tay được chăm chút tinh tế trong từng chuyển động.

Bức tượng được đặt trên bệ đá chạm trổ chư Phật vô cùng kỳ công và đẹp mắt.

Giữ vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng là đại diện tiếp theo đến từ Nhật Bản với tượng Đại Phật Quan Âm cao 100m.

 

Tượng được xây dựng vào năm 1991 nằm trên ngọn đồi thị trấn Sendai.

Đây là một trong 10 bức tượng cao nhất Nhật Bản và là biểu tượng của Phật giáo tại “xứ hoa anh đào”.

Bức tượng phủ một màu trắng tinh khiết và được thiết kế theo hình tượng truyền thống của Quan Thế Âm với tay phải giữ viên ngọc ước, tay trái cầm lọ nước phép hướng xuống như tuôn đổ phước lành xuống nhân gian.

Tượng Đại Phật Quan Âm nằm bên cạnh khách sạn nổi tiếng Best Western Hotel tại Sendai.

Đặc biệt, tầng trệt của khách sạn có 33 bức tượng Quan Thế Âm và hơn 108 bức tượng Phật.

Ở tầng trên cùng, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh ngoại ô Sendai với bức tượng uy nghi, tráng lệ trước mặt.

Thêm một đại diện từ Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 4 chính là Đại Tượng Phật A Di Đà Ushiku Daibutsu cao 120m tại tỉnh Ibaraki.

Tượng được xây dựng năm 1992 với hình ảnh của Đức Phật A Di Đà Như Lai.

Với chiều cao lên đến 120m, bức tượng được đánh giá là tượng đồng cao nhất thế giới.

Bên cạnh đó, Đại Tượng Phật A Di Đà còn được vinh danh trong kỷ lục Guiness thế giới năm 1995 là tượng Phật có kích thước cao gấp 3 lần tượng Nữ thần Tự do tại Mỹ

Vượt qua cả tượng Phật tại Nara vốn được xem là bức tượng lớn nhất. Cấu trúc bên trong thân tượng có 5 tầng, nơi du khách có thể trải nghiệm chụp hình và nghe Phật pháp.

Ngoài ra, nơi đây còn trưng bày ngón tay cái của Phật và bảng hướng dẫn thông tin chi tiết của tượng.

Bên trong còn có đài viễn vọng quan sát cao 85m nhìn ra quang cảnh bên ngoài có tháp Sky Tree và núi Phú Sĩ nổi tiếng.

Ngay vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng, tượng Phật Laykyun Sekkya ở Myanmar sở hữu chiều cao “khủng” lên đến 129m bao gồm cả phần đế.

Hình ảnh của tượng được miêu tả theo Phật Shakyamuni, tọa lạc trên ngọn đồi Po Kuang, làng Katakan Taung, thành phố Monywa

Tượng được xây dựng từ năm 1996 đến năm 2008 với phần trang phục màu vàng kim lấp lánh.

Đặc biệt, dưới chân tượng đứng là tượng Phật nằm lớn nhất thế giới “Phật Monywa”.

Vị trí á quân thuộc về một đại diện của Trung Quốc với tượng Trung Nguyên Đại Phật hay còn gọi là Đại Phật Mùa Xuân.

Đây là bức tượng Như Lai bằng đồng cao 208m được xây dựng trong quần thể kiến trúc tại chân núi Nghiêu Sơn, huyện Lỗ Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Tượng được hoàn thành năm 2022 với chiều cao 208m bao gồm tòa sen cao 20m và được xem như bức tượng cao nhất thế giới thời điểm đó.

Tổng kinh phí xây dựng lên đến 55 triệu đô la Mỹ, riêng bức tượng chiếm 18 triệu.

Bên cạnh đó, theo ước tính ban đầu, trọng lượng đồng dùng để đúc tượng lên đến 1000 tấn.

Cuối cùng, nắm giữ ngôi vị đầu bảng là tượng Sardar Vallabhbhai Patel hay còn gọi là tượng Thống Nhất (tiếng Anh: Statue of Unity)

Được xây dựng từ năm 1875 đến năm 1950 tại Ấn Độ. Bức tượng sở hữu chiều cao lên đến 240m là công trình kiến trúc mang tầm vóc vĩ đại.

Với hình ảnh của vị chính trị gia đã khai sinh ra Cộng hòa Ấn Độ, sau là Phó thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ – Vallabhbhai Patel.

Bức tượng nằm trên hòn đảo trên sông trước mặt là đập Narmada, thuộc tiểu bang Gujarat, Ấn Độ.

Bên trong bức tượng là hệ thống thang máy đi đến 153m và có thể vận chuyển hơn 15,000 du khách tham quan mỗi ngày.

Công trình xây dựng tiêu tốn 75,000 mét khối bê tông; 5,700 tấn thép; 18,500 tấn sợi thép cốt; 22,500 tấn đồng với chi phí ước tính lên đến 314 triệu Bảng Anh.

Đây chính là bức tượng cao nhất thế giới tính đến năm 2021.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan