Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức năm 2018

Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức năm 2018

 

 

Huyện Bến Lức, tỉnh Long An có vị trí cửa ngõ phía Tây của TP.HCM đi các tỉnh miền Tây Nam và ngược lại. Nơi đây có hệ thống giao thông thuận tiện kết nối với các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sự xuất hiện của nhiều dự án bất động sản lớn tại đây, thu hút nhiều khách hàng và quan tâm đến bản đồ quy hoạch từng khu vực của Long An. Bài viết dưới đây, chúng tôi chia sẻ thông tin về Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức năm 2018. Hi vọng Quý khách hãy xem qua và tham khảo thêm.

 

Việc quy hoạch khu đô thị mới Bến Lức là trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại và dịch vụ của huyện Bến Lức. Những quy hoạch mới này sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và tỉnh Long An nói chung cũng như thị trường bất động sản Long An

 

 

Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức năm 2018Bản đồ Quy hoạch huyện Bến Lức năm 2018

 

 

Quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Bến Lức

 

 

Theo đó, khu vực nghiên cứu về đô thị Bến Lức gồm 8 xã, 1 thị trấn, có đường cao tốc TP.HCM – Cần Thơ đo ngang. Có nút giao thông lên đường cao tốc tại giao lộ đường Tỉnh lộ 830 thuộc xã An Thạnh. Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức năm 2018 với vị trí địa lý:

 

   • Phía Bắc giáp các xã: Bình Đức, Lương Hòa, Tân Hòa (huyện Bến Lức, Long An).

   • Phía Nam giáp các huyện Tân Trụ, Cần Đước (Long An).

   • Phía Đông giáp huyện Cần Giuộc (Long An) và TP.HCM.

   • Phía Tây giáp huyện Thủ Thừa (Long An)

 

Quy mô, diện tích là 12,142.56 ha. UBND huyện Bến Lức là chủ đầu tư, Trung tâm Quy hoạch xây dựng – Sở Xây dựng Long An là cơ quan nghiên cứu quy hoạch.

 

Phương án phát triển không gian trong bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức năm 2018 với mục tiêu xây dừng từng bước. Từng bước xây dựng khu đô thị mới huyện Bến Lức hoàn chỉnh theo định hướng hệ thống đô thị Việt Nam. Phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị, theo chuỗi đô thị vùng hành lang Quốc lộ 1. Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại. Tổ chức không gian đô thị gồm các công trình công cộng, dịch vụ – thương mại. Các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, các công trình công nghiệp, đất xây dựng khu công nghiệp, nhà ở và một số công trình khác.

 

Thế mạnh của huyện Bến Lức trong tương lai chính là phát triển khu đô thị, khu công nghiệp và các trung tâm dịch vụ, thương mại, khách sạn, nhà hàng. Hiện các khu công nghiệp của huyện Bến Lức đã phát triển phủ kín trên 20% diện tích đất tự nhiên. Ngoài ra, các hệ thống hạ tầng cơ sở nội bộ như: giao thông, công viên cây xanh, cấp thoát nước, trường học, bệnh viện, bến xe,…đều được chú trọng đầu tư.

Đặc biệt, sau khi đồ án Quy hoạch chung được UBND tỉnh Long An phê duyệt. Huyện Bến Lức đã có Quy chế quản lý xây dựng theo Quy hoạch và Quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị.

 

Thiết kế nhà ở tại đây đều phát huy đặc trưng đô thị sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long. Đồ án cũng đã xác định các khu vực mở rộng đô thị, xây dựng các khu đô thị mới đồng thời xác định các tuyến, khu cải tạo, chỉnh trang đô thị.

 

Ngoài ra, Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức năm 2018 có một hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận lợi. Đó là tuyến đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương. Tuyến Quốc lộ N2 đi qua địa bàn huyện góp phần tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh trên địa bàn huyện. Các tuyến tỉnh lộ 830, 832,835 nối với Quốc lộ 1A và các tuyến Hương lộ tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh. Và rất thuận tiện trong việc giao lưu với TP.HCM và các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.

 

Ngoài các tuyến đường bộ, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ thống giao thông đường thủy cũng rất phát triển. Sông Vàm Cỏ Đông đổ ra biển Đông, có Cảng quốc tế BourBon Bến Lức được đưa vào khai thác từ năm 2015. Với ngành nghề chính là chế biến, đóng gói và kinh doanh khai thác Cảng, dịch vụ Cảng. Bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ kho bãi, nhà xưởng tại Cảng.

Đây là một lợi thế mà ít địa phương nào có được.

 

Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức năm 2018Bản đồ Quy hoạch huyện Bến Lức năm 2018

 

Huyện Bến Lức đón nhận nhiều dự án hạ tầng lớn.

 

Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức năm 2018 đón nhận nhiều dự án hạ tầng nghìn tỉ. Giúp cho việc kết nồi giao thông giữa Long An và các tỉnh thành lân cận thuận lợi hơn.

 

♦  Đường vành đai 4: là đường cao tốc đô thị. Với vận tốc thiết kế là 80-100km/giờ, quy mô mặt cắt ngang là 6-8 làn xe. Tuyến đường đi qua địa giới hành chính của 5 tỉnh/thành phố. Đó là Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP.HCM – Long An. Đi qua 4 huyện của tỉnh Long An là Bến Lức, Cần Được, Cần Giuộc, Đức Hòa. Với tổng chiều dài 197.6km, mức đầu tư dự kiến là 98,537 tỷ đồng và thời gian thực hiện từ năm 2011 – 2020.

 

♦  Tỉnh lộ 830: Khỏi công xây dựng vào tháng 11/2013, đi qua mặt tiền dự án KDC An Thạnh 36 ha và đô thị Waterpoint 355 ha. Đây là một phần của tuyến đường Vành đai 4, chạy dọc mặt tiền và là điểm giao đầu tiên của cao tốc Sài Gòn – Trung Lương. Tuyến cao tốc nối liền TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện dự án đã đưa vào hoạt động một số tiện ích như chợ, trường học, khu y tế, công viên,…

 

♦  Cao tốc Bến Lức – Long Thành: Chiều dài 57.1km, ngang qua tỉnh Long An, TP.HCm và Đồng Nai.

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 31,320 tỉ đồng. Được thiết kế loại A với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế là 100km/giờ. Toàn bộ công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2018.

 

♦  Cao tốc Sài Gòn – Trung Lương: Một phần của tuyến cao tốc TP.HCM – Cần Thơ. Tuyến cao tốc dài này gồm 3 đoạn TP.HCM – Trung Lương; Trung Lương – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ. Tổng chiều dài là 39.8km, tổng mức vốn đầu tư là 10,000 tỷ đồng, đáp ứng cho khoảng 50,000 lượt ô tô qua lại mỗi ngày. Được đưa vào sử dụng tạm thời hồi tháng 02/2010, là tuyến cao tốc hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam.

 

♦  Ga Metro đặt tại Bến Lức: là một trong những điểm dừng chân của dự án nhà Ga Metro lớn nhất TP.HCM. Dự án gồm nhiều giai đoạn thực hiện, được khởi công vào tháng 8/2014. Theo kế hoạch, tuyến Metro đầu tiên sẽ hoàn thành và đưa vào chạy thử năm 2019. Trước khi khai thác thương mại chính thức từ năm 2020.

 

Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

 

Long An hiện là tỉnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long.

 

Nhờ vị trí cận kề với trung tâm kinh tế TP.HCM, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Những huyện giáp rnah TP.HCM như Bến Lức, Đức Hòa đã có rất nhiều KCN, khu thương mại thu hút đầu tư rất hiệu quả. Các KCN này chỉ cách các trung tâm đô thị TP.HCM khoảng 30 phút đường bộ.

 

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 461 dự án FDI được cấp phép, giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2.976 tỷ USD. Trong đó, đã có 246 dự án đi vào hoạt động (chiếm 57.3% tổng số dự án) với số vốn thực hiện là 1.650 tỷ USD (chiếm 55.4% tổng số vốn đăng ký). Long An là tỉnh dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long về thu hút vốn FDI.

 

Các dự án FDI tại Long An đa dạng về ngành, quy mô và trình độ công nghệ.

Về cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực thì Công nghiệp và Xây dựng chiếm tỷ trọng 84.4% về số dự án và 87.2% tổng số vốn đầu tư đăng ký. Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 9.4% về số dự án và 8.7% về số vốn đầu tư đăng ký. Còm lại thuộc lĩnh vực dịch vụ.

 

Các dự án FDI đã có vai trò trụ cột trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Long An. Nguồn vốn này đã chuyển hòa các huyện khó khăn như Bến Lức trở thành vùng trọng điểm sản xuất công nghiệp với tốc độ tăng trưởng GDP đạt gấp 1.3 -1.5 lần so với mức tăng trưởng chung của tỉnh.

Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức năm 2018 có những thay đổi, chuyển biến tích cực. Nhiều chủ đầu tư uy tín đã xuống tay đầu tư các dự án bất động sản lớn nhằm đón sóng hạ tầng tại huyện Bến Lức.

5/5 - (3 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan