Bản đồ quy hoạch Đà Lạt Lâm Đồng

Được biết đến với những cái tên như” Thành Phố Sương Mù”, “Thành Phố Ngàn Thông ” , “Thành Phố Ngàn Hoa”… Đà Lạt có một khí hậu mát mẻ và cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên. Đà Lạt đang được quy hoạch trở thành đô thị loại I trực thuộc trung ương. Bản đồ quy hoạch Đà Lạt Lâm Đồng

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐÀ LẠT LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030

 

Dân số TP Đà Lạt tính đến 2018 là 406.105 người. Đây là đô thị miền núi đông dân đứng thứ hai cả nước, chỉ sau thành phố Buôn Ma Thuột.

Địa giới hành chính thành phố Đà Lạt:

Phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương

Phía tây giáp huyện Lâm Hà

Phía nam giáp huyện Đức Trọng

Phía bắc giáp huyện Lạc Dương.

Về hành chính, thành phố Đà Lạt được chia thành 12 phường và 4 xã trực thuộc.

 

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh “Quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” vào ngày 4-7-2014, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục chuẩn bị các bước để giới thiệu đồ án đến người dân tại Đà Lạt và các huyện có liên quan. Định hướng đến năm 2030, Đà Lạt và vùng phụ cận phát triển trở thành vùng đô thị loại 1 trực thuộc trung ương.

Theo quyết định này, phạm vi điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận bao gồm TP Đà Lạt, các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà (gồm thị trấn Nam Ban, các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà) với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 3359,3 km² (lớn hơn cả Hà Nội bây giờ và hơn 8,5 lần Đà Lạt hiện hữu là 39.440ha), dân số khoảng 529.000 người.

Mục tiêu đến năm 2030 Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế, có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế. Dự báo đến năm 2020, vùng đô thị này có khoảng 650.000 dân và tăng lên khoảng 750.000 dân vào năm 2030.

QUY HOẠCH TRUNG TÂM THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT LÂM ĐỒNG

Ngày 15/3/2019, UBND tỉnh Lâm Đồng công bố Quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế đô thị Khu trung tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt.

Theo quy hoạch mới, trung tâm Hòa Bình có diện tích 30 ha, thuộc phường 1, TP Đà Lạt. Phạm vi từ đường Trần Quốc Toản, Bùi Thị Xuân, Lý Tự Trọng, hẻm nhà thờ Tin Lành, Nguyễn Văn Trỗi, đến đầu đường Ba Tháng Hai, Nguyễn Chí Thanh, đường dẫn xuống Lê Đại Hành qua vòng xoay đài phun nước (Nguyễn Văn Cừ, Lê Đại Hành, Trần Quốc Toản).

Quy mô dân số, hiện trạng khoảng 5.370 người (1.064 hộ). Với hệ số tăng dân số cơ học 1,2, dự báo quy mô dân số khu vực quy hoạch gần 6.900 người. Với ý tưởng chủ đạo của quy hoạch chung Đà Lạt là “thành phố trong rừng, rừng trong thành phố”, chú trọng không gian xanh.

 

Các phân khu trung tâm thành phố Đà Lạt – Bản đồ quy hoạch Đà Lạt Lâm Đồng

Khu trung tâm Hòa Bình được quy hoạch thành 5 phân khu với nhiều chức năng khác nhau, sẽ thay đổi lớn diện mạo kiến trúc khu vực này.

Phân khu 1

Khu vực chợ Đà Lạt – đường Nguyễn Thị Minh Khai với diện tích 6,95 ha là khu vực chợ truyền thống kết hợp với quảng trường hoa mang tính đặc trưng của Đà Lạt.

Khu phố đi bộ kết hợp trung tâm thương mại và khu vực đậu xe ngầm. Chợ Đà Lạt được giữa nguyên, khu vực vòng xoay tượng đài phía trước sẽ được mở rộng không gian hơn.

Phân khu 2

Khu trung tâm Hòa Bình với diện tích 3,37 ha là khu phức hợp đa chức năng với các loại hình dịch vụ và giải trí phục vụ người dân địa phương và khách du lịch.

Rạp hát Hòa Bình sẽ bị dỡ bỏ, thay bằng Trung tâm thương mại Hòa Bình là khu phức hợp có tính chất giải trí có 5 tầng nổi. Công năng của rạp sẽ được xây dựng trong công trình ngầm.

Phân khu 3

Khu vực đồi Dinh với diện tích 4,43 ha là khu thương mại, dịch vụ cao cấp. Dự kiến xây dựng công trình cao 10 tầng trên đỉnh đồi tạo điểm nhấn và phù hợp với cảnh quan khu vực. Dinh tỉnh trưởng nằm trên đồi Dinh sẽ di dời nguyên khối để xây dựng công trình này.

Phân khu 4

Khu vực chỉnh trang đô thị với diện tích khoảng 9,19 ha là khu vực chỉnh trang kiến trúc công trình và cảnh quan các tuyến đường đi bộ với mục tiêu hình thành khu ở kết hợp thương mại, phát triển hỗn hợp các loại hình dịch vụ và giải trí phục vụ người dân địa phương và du khách.

Phân khu 5

Khu vực ven hồ Xuân Hương với diện tích 6,06 ha là khu vực công trình dịch vụ – du lịch, khách sạn, công trình công cộng giáp hồ Xuân Hương, tôn tạo cảnh quan phù hợp với cảnh quan chung và kết nối với các phân khu chức năng trong khu vực quy hoạch.

Phước Sửu

Theo datvandon.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.

Bài viết liên quan