Kinh nghiệm thương lượng với chủ nhà khi mua nhà đất lần đầu tiên

Một số anh/chị lần đầu đi mua nhà thường hay lúng túng và thiếu tự tin trong việc giao tiếp với chủ nhà; không biết cách thương lượng giá cả hoặc là không biết nói thêm gì khi chủ nhà cứ khăng khăng giá họ đưa ra là hợp lý, không bớt thêm. Cùng tham khảo một số Kinh nghiệm thương lượng với chủ nhà khi mua nhà đất lần đầu tiên.

 

Kinh nghiệm thương lượng với chủ nhà khi mua nhà đất lần đầu tiên

Kinh nghiệm thương lượng với chủ nhà khi mua nhà đất lần đầu tiên

 

Dưới đây là kinh nghiệm nhiều năm trong nghề đúc rút kinh nghiệm về những điểm mấu chốt khi thương lượng với chủ nhà để mọi người cùng tham khảo nhé.

 

☘ Thứ nhất: Tác phong khi làm việc

 

– Luôn tươi cười để tạo không khí thoải mái, vui tươi.

– Ngôn từ tích cực và cởi mở.

– Thái độ và lời nói chân thành.

Các cụ nói, một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ chẳng sai đâu ạ. Nhiều lần mình dẫn khách mình thấy rõ một điều “ờ, anh thấy em cũng dễ thương và thiện chí nên thôi anh bớt cho em 150 triệu để anh em mình cùng vui vẻ”. Bạn thấy chưa, cười mà người ta bớt cho 150 triệu thì có lý do gì mình phải mặt mày cau có, nhăn nhó… làm không khí căng thẳng và chủ nhà sẽ không thoải mái, khăng khăng nhất định không bớt giá.

 

☘ Thứ hai: Điều tối kỵ là Không được chê nhà/đất của họ xấu hay có khuyết điểm.

 

Luôn đồng tình với quan điểm của chủ nhà, khôn khéo nói về những khó khăn tài chính hiện tại để họ chia sẻ và bớt giá. Quan trọng phải nói ra được lý do tại sao chủ nhà nên bớt giá cho mình.

 

☘ Thứ ba: Thời gian ra công chứng.

 

Thường Bên bán muốn bán nhanh, bên mua cần thời gian chuẩn bị tiền nên muốn kéo dài lâu.

Bạn phải thực sự khéo léo và lý do chính đáng để chủ nhà đồng ý với khoảng thời gian hai bên cùng happy.

 

☘ Thứ tư: Số tiền đặt cọc.

 

Theo kinh nghiệm của mình thì số tiền đặt cọc nên không quá 200 triệu. Lỡ chẳng may có bị giựt cọc thì khóc cũng ít hơn. Có rất nhiều trường hợp mua bán qua tay bằng hợp đồng cọc, khi kèo trên bị bể thì các kèo dưới ai nhận cọc nhiều thì sẽ bồi thường nhiều nhất. Mà ông nào cũng trốn có mà đòi ông trời.

☘ Cuối cùng: Thương lượng khi tiền hoàn tất thủ tục thuế.

 

Điều cuối cùng và quan trọng nhất là sau khi chốt giá bạn phải thương lượng làm sao ngày ra công chứng bạn vẫn giữ lại khoảng 50 – 100 triệu để hoàn tất thủ tục đóng thuế thu nhập cho bên bán và đăng bộ. Make sure là hai thủ tục này xong mới trả full tiền cho chủ nhà.

– Với thủ tục đóng thuế thu nhập cá nhân: Tuy mình là người đi mua nhưng mình sẽ đi đóng thuế thu nhập bán nhà cho chủ nhà luôn. Nếu chủ nhà dở chứng không đi làm thủ tục này bạn sẽ mất nhiều thời gian nhắc họ họ mới làm được thủ tục đăng bộ, thậm chí căng đến mức phải dọa dẫm/thưa gửi vì bên bán không hợp tác. Nên khi làm HĐ cọc bạn chốt luôn điểm này nhé.

 

– Với thủ tục đăng bộ cũng vậy. Khi cần bên bán cung cấp thêm giấy tờ cá nhân để hoàn tất việc sang tên quyền sở hữu. Nếu chủ nhà không hợp tác cung cấp giấy tờ cho bạn thì bạn hiểu rồi đấy, tiền mình đưa hết rồi, giờ bạn chỉ có nước vừa lạy vừa năn nỉ họ. Việc giữ lại số tiền này vừa giúp bạn an toàn hoàn tất thủ tục vừa an tâm chủ nhà sẽ hợp tác với bạn một cách vui vẻ để họ nhận đủ số tiền đợt cuối.

Trên đây là một vài kinh nghiệm thương lượng với chủ nhà khi mua nhà đất lần đầu tiên. Hy vọng bài viết giúp ích được khách hàng.

 

Kinh nghiệm thương lượng với chủ nhà khi mua nhà đất lần đầu tiên

Kinh nghiệm thương lượng với chủ nhà khi mua nhà đất lần đầu tiên

 

Thêm một lưu ý nhỏ không phải ai cũng biết là:

 

– Hợp đồng mua bán/đặt cọc phải có bên thứ 3 làm chứng và cùng ký xác nhận trên hợp đồng.

– Mọi thống nhất sau thương lượng phải được ghi rõ trên hợp đồng và hai bên ký xác nhận đầy đủ.

Theo: Võ Công Phúc

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan