Đặc điểm chính của khu dân cư

Đặc điểm chính của khu dân cư. Khu dân cư là một trong những cụm từ được nhắc đến thường xuyên trong đời sống hàng ngày và, hiện diện ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều hiểu rõ khu dân cư là gì và những thuật ngữ cũng như khái niệm liên quan như thế nào?. Hãy đọc thông tin phía dưới và cùng tìm hiểu nào.

1. Khu dân cư là gì?

Khu dân cư là một cụm từ để chỉ một nhóm người đang sống tập trung trong một diện tích đất và khu vực nhất định. Nhóm người này có thể là vài gia đình đến vài chục hộ cùng sống trong một thôn bản.

Thực chất là khu dân cư đã có mặt từ rất lâu đời, là một đơn vị hành chính xã hội. Phục vụ con người hay thực hiện theo đúng quy hoạch của Nhà nước chính là mục đích chính của khu dân cư.

Mỗi khu dân cư khác nhau thì sẽ có cơ cấu địa giới, số lượng người sinh sống và tên gọi khác nhau. Vì thế việc bố trí, sắp xếp khu dân cư cũng được thực hiện theo từng khu vực địa phương khác nhau.

Về phần đất thì quyền sử dụng đất trong khu dân cư có thể là của chính chủ, có Sổ đỏ hoặc không có Sổ đỏ tùy thuộc vào những khu vực khác nhau.

2. 6 đặc điểm chính của khu dân cư là:

2.1. Là cộng đồng được hình thành từ rất lâu đời:

Khu dân cư có thể coi là một cộng đồng đã tồn tại lâu đời hoặc đang trong quá trình quy hoạch, được hình thành từ chính sách phát triển của chính quyền.

2.2. Không có giới hạn số lượng người sinh sống:

Thông thường thì số lượng người sinh sống trong một khu dân cư sẽ không có quy định cụ thể. Có những khu dân cư chỉ bao gồm vài chục hộ gia đình, nhưng có những khu dân cư lại có tổng số hộ gia đình lên tới vài trăm. Số lượng không giới hạn nhất định, nhiều ít phụ thuộc vào diện tích sinh sống.

2.3. Các hộ gia đình sống đan xen nhau:

Các hộ gia đình thuộc khu dân cư thường sẽ không có vị trí địa lý tách biệt mà thường hay đan xen trong thôn, xóm, bản hay khu phố đó.

2.4. Mỗi hộ gia đình đều sở hữu tài sản, giấy chứng nhận riêng

Mỗi khu dân cư đều sẽ có những đặc điểm riêng biệt về tên gọi, cơ cấu địa giới cũng hư lượng người sinh sống. Trong đó thì mỗi hộ gia đình có thể sở hữu những Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và cả tài sản gắn liền với đất riêng hoặc không.

Những căn nhà nằm trong khu dân cư có thể tiến hành việc mua bán, chuyển nhượng, cho tặng và cho thuê,…

2.5. Ít có quan hệ huyết thống với nhau:

Khu dân cư là những hộ dân ít khi có những quan hệ huyết thống với nhau như một đại gia đình to lớn. Trái lại như thế, họ có sự gắn bó thông qua những quan hệ sản xuất, sinh hoạt văn hóa, giao tiếp xã hội…

2.6. Chịu sự quản lý của chính quyền và sống theo luật pháp:

Khu dân cư vừa phải chịu những chỉ đạo từ các chủ trương và chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, vừa phải đáp ứng sự chi phối từ những cấp chính quyền địa phương.

3. Các khái niệm cần biết xoay quanh khu dân cư:

Sau khi tiến hành hiểu rõ khu dân cư là gì, ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu những khái niệm xoay quanh những thuật ngữ này như sau:

3.1. Đất quy hoạch khu dân cư được hiểu là gì?

Đất quy hoạch khu dân cư chính là đất thuộc diện quy hoạch của cơ quan chức năng. Với mục đích xây dựng nên điểm dân cư mới. Nhằm đáp ứng được đời sống cũng như nhu cầu nhà ở cho các hộ dân vì thế đã tiến hành quy hoạch và xây dựng điểm dân cư này.

Việc quy hoạch và xây dựng những điểm dân cư cần phải có các quá trình tìm hiểu. Cũng như khai thác nhu cầu nhà ở thực tế và phải phù hợp với tình hình sử dụng đất của mỗi địa phương. Việc quy hoạch sử dụng đất khu dân cư phải được đồng bộ với những quy hoạch. Và kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

3.2. Trưởng khu dân cư là gì?

Theo như nội dung thông tư tháng 9/2017 của Bộ Nội vụ. Trưởng khu dân cư đã được định nghĩa là những trưởng ấp, khu vực. Đây là những người nắm giữ các chức vụ chủ trì hội nghị tại các ấp, khu vực.

Trưởng khu dân cư có nhiệm kỳ trong khoảng 2,5 – 5 năm, có các quyền sau:

Được đứng ra ký những hợp đồng về các vấn đề xây dựng công trình. Của người dân đang sinh sống tại ấp. Khu vực đã đóng góp kinh phí và đã được hội nghị tại ấp, khu vực thống nhất thông qua.

Có nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết những công việc cho các bộ phận cấp dưới.

3.3. Khu dân cư 3 không là gì?

Khu dân cư 3 không được hiểu là khu dân cư bao gồm 03 tiêu chí sau. Một, không tệ nạn xã hội. Hai không ô nhiễm môi trường. Ba, không lãng phí, hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang và phong trào xây dựng.

Đây được coi là khu dân cư kiểu mẫu mà hiện nay các nông thôn đang hướng đến. Để đạt được danh hiệu nông thôn mới.

3.4. Khu dân cư tự phát là gì?

Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa chính xác về khu dân cư tự phát. Tuy nhiên, ta vẫn có thể tạm hiểu khu dân cư tự phát là những khu có từ 04 căn nhà trở lên. Được xây dựng nhưng lại không phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Chính vì như vậy, khu dân cư có từ 01 đến 04 căn nhà. Sẽ được xem như là khu dân cư có nguy cơ tự phát.

Những kiến thức cần biết về khu dân cư hiện hữu

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan