Các câu hỏi xoay quanh việc sử dụng đất rừng sản xuất

Các câu hỏi xoay quanh việc sử dụng đất rừng sản xuất. Theo quy định về phân loại đất của pháp luật Việt Nam thì đất ở nước ta được chia thành ba nhóm chính:

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Đất chưa được sử dụng

Đất rừng sản xuất nằm trong nhóm đất nông nghiệp, tuy nhiên vẫn có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh các vấn đề về việc sử dụng loại đất này

Rừng là một quần xã sinh vật khổng lồ bao gồm đất, khí hậu, sinh vật, các thảm thực vật sinh sống và hỗ trợ lẫn nhau.

Tiêu chí đặt ra cho mỗi quốc gia trên thế giới là có diện tích rừng lên đến 45% nhằm bảo vệ môi trường cũng như sự an ninh của quốc gia đó.

Riêng ở Việt Nam, đất nước được cho là có “ Rừng vàng, biển bạc” và có diện tích rừng bao phủ rộng lớn. Tuy nhiên, khoảng thời gian gần đây, tình hình khai thác rừng quá mức và trái phép dẫn đến những hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho môi trường cũng như con người. Ngoài ra, nó còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng không những cho ngành lâm nghiệp mà còn gây sự tụt hậu trong nền kinh tế.

KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT

Đất rừng sản xuất là một loại đất nông nghiệp được con người sử dụng vào các mục đích như: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

Đất rừng sản xuất được chia làm hai loại chính:

Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên: là diện tích rừng tự nhiên được tái sinh bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tự nhiên

Đất rừng sản xuất là rừng trồng: rừng được trông bằng ngân sách của Nhà nước hoặc vốn của các nhà đầu tư, chủ sở hữu.

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT

Rừng sản xuất được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhằm đem lại kinh tế:

Sản xuất kinh doanh

Lâm sản

Đặc sản rừng

Ngoài ra, đất rừng sản xuất còn có nhiệm vụ phòng hộ, đảm bảo an ninh quốc gia.

ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT CÓ NHỮNG QUY ĐỊNH GÌ VỀ VIỆC SỬ DỤNG?

Để có thể thực hiện việc chuyển nhượng thì cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Có Giấy chứng nhận có quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mà mình sở hữu.

Đất đang không có sự việc tranh chấp hoặc kiện tụng.

Quyền sử dụng đất không bị kê biên tài sản.

Thời hạn sử dụng đất vẫn còn hiệu lực thi hành.

Không được chuyển nhượng quá 150 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng.

Không được chuyển nhượng quá 300 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Quyền chuyển nhượng mục đích sử dụng của đất rừng sản xuất

Cần có sự đồng ý của các cấp, cơ quan có thẩm quyền khi muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Để nắm chắc được là có thể chuyển mục đích sử dụng hay không thì chủ sở hữu cần phải liên lạc với phòng Tài nguyên môi trường để được tra cứu xem miếng đất đó có thể được chuyển mục đích sử dụng hay không. Việc chuyển nhượng cần có một số điều kiện như sau:

Thoả kế hoạch sử dụng đất của các cấp, cơ quan có thẩm quyền đề ra hằng năm.

Có lí do chính đáng vể việc chuyển mục đích sử dụng đất.

Có thể xây nhà trên đất rừng sản xuất hay không?

Để có thể xây được nhà trên đất rừng sản xuất thì chủ sở hữu cần phải chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất ở. Chủ sở hữu cần chuẩn bị và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Hồ sơ

Đơn đăng kí biến động đất đai

Các giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc sổ đỏ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Những địa điểm có thể nộp hồ sơ chờ xét duyệt như: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ hoặc các văn phòng đăng kí đất đai.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất. Sau khi nhận được thông báo của cơ quan Thuế. Thì cần phải nộp đầy đủ số tiền được thông báo theo đúng thời gian được yêu cầu.

Bước 4: Trả kết quả

Sau 15 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả kết quả về cho chủ sở hữu đất. Sau khi có quyết định này của cơ quan có thẩm quyền thì mới được phép xây dựng nhà ở.

ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT CÓ ĐƯỢC TRỒNG CÁC LOẠI CÂY ĂN TRÁI KHÔNG?

Căn cứ theo quy định của Nhà nước ban hành thì đất rừng sản xuất. Và đất trồng cây ăn trái là hai loại đất hoàn toàn khác nhau do:

Đất rừng sản xuất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Đất trông cây ăn trái thuộc nhóm đất trông cây lâu năm. Trồng một lần và thu hoạch được lâu dài.

Xem thêm: https://www.batdongsanhungphat.vn/thong-tin-ve-dat-luu-khong-va-nhung-quy-dinh-can-biet.html/

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan