Kiến trúc Gothic

1. Kiến trúc Gothic là gì?

Kiến trúc Gothic được là một trong những phong cách kiến trúc thành công nhất của Châu Âu với bề dày lịch sử hơn 4 thế kỷ kéo dài từ thời trung cổ tới thời kì Phục hưng. Kiến trúc Gothic là một kiến trúc biểu tượng cho các công trình Châu Âu thời trung cổ thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế, nguy nga, phức tạp, với nhiều đặc trưng riêng biệt về phong cách: mái chóp nhọn, ô cửa kính to, cột nước điêu khắc tinh tế,…

Cho đến hiện tại, phong cách Gothic vẫn giữ được nét độc đáo riêng biệt và thu hút một lượng lớn khách tham quan các địa điểm với lối kiến trúc Gothic ở khắp trời Âu như: Westminster Abbey ở London (Anh), Notre-Dame Cathedral ở Paris (Pháp), Duomo di Milano ở Milan (Italy), Cathedral of Barcelona ở Barcelona (Tây Ban Nha),…

1.1 Kiến trúc Gothic ra đời như thế nào?

Kiến trúc Gothic bắt nguồn từ nước Pháp thế kỷ XII và tồn tại cho đến thế kỷ XVI. Gothic được ví von như kẻ thống trị kiến trúc Châu Âu thời bấy giờ với những công trình nổi bật như nhà thờ Công giáo La Mã, thánh đường, lâu đài và những công trình kiến trúc khác.

1.2 Đặc trưng của phong cách kiến trúc Gothic

Nói đến kiến trúc người ta sẽ nghĩ ngay đến mái vòm và chóp đầu nhọn. Chóp nhọn mang lại cho kiến ​​trúc Gothic sự mạnh mẽ, sắc bén, đồng thời thể hiện một đức tin tôn giáo sâu sắc. Chi tiết này tạo hiệu ứng cao và rộng cho các công trình kiến trúc Gothic và cảm giác quyến rũ thanh thoát khó tả. Mỗi công trình là sự kết hợp hoàn mỹ của các vật liệu như kính màu và đá. Kết hợp mái vòm và các cửa sổ kính màu mang màu sắc sặc sỡ, tạo nên một không gian kiến trúc vừa tràn ngập ánh sáng thiên nhiên vừa lung linh huyền ảo.

Gothic là một phong cách phức tạp. Những công trình Gothic yêu cầu sự nổi trội của những đặc điểm nguyên thủy nhất trong thiết kế. Màu sắc chính thường là màu đen, xám và da với những đường nét độc đáo. Kiểu kiến trúc này làm nổi bật lên bởi vẻ đẹp cổ kính, đầy tinh tế, lộng lẫy và thanh lịch.

2. Ứng dụng kiến trúc Gothic trong trang trí nhà cửa

Đây không phải là một dự án dễ thi công, mà đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính toán của kiến trúc sư lẫn người công nhân xây dựng.

Chi tiết cần chú trọng là những chi tiết được vuốt nhọn. Thông thường trong những nhà thờ hoặc thánh đường, phần chóp và mái vòm tại khu vực cửa chính đều phải được vuốt nhọn. Do đó, bạn nên chú ý chi tiết này để áp dụng cho các thiết kế trong nhà.

2.1. Gothic chú trọng sự thanh lịch

Nghệ thuật là không ngừng sáng tạo, không bao giờ bị gò bó đóng khung, kiến trúc Gothic cũng thế. Công trình hoàn toàn có thể tự do sáng tạo nhưng sự thanh lịch luôn ưu tiên hàng đầu.

2.2. Những màu sắc được sử dụng trong kiến trúc Gothic

Màu sắc đặc trưng của kiến trúc Gothic là đen và xám. Nhưng nếu không gian chỉ sử dụng duy nhất hai màu sắc này sẽ tạo nên sự bí bách, ngột ngạt. Do đó cần có sự xen lẫn và phối hợp hài hòa các màu sắc để tạo nên không gian có mảng tối và sáng hợp lý.

Kiến trúc Gothic không phối hợp quá nhiều màu sắc, nhất là những tông màu sáng và chói lóa. Có thể kế hợp những màu sắc nhã nhặn, tông màu nhẹ nhàng như xanh biển, xanh ngọc lục bảo, đỏ tía,… Với sự kết hợp các tông màu độc đáo và những chất liệu thô như đá hoặc gỗ sẽ tạo nên một công trình mang nét cổ điển, thanh lịch và sang trọng.

2.3. Phối hợp chất liệu vải trong thiết kế nội thất mang phong cách kiến trúc Gothic

Trong các thiết kế mang phong cách kiến trúc Gothic, vải là một trong những chất liệu quen thuộc. Những chất liệu như lụa, satin, nhung hay được sử dụng trong phong cách kiến trúc này. Thông qua sự phối hợp của những chi tiết này, không gian sẽ khoác lên mình vẻ đẹp quyến rũ và ấn tượng.

Những chiếc rèm cửa kịch sát trần, một chiếc ghế tựa sofa vải nhung hoặc một tấm thảm trải sàn đều góp phần tạo cho không gian đậm nét Gothic hơn.

2.4. Cửa sổ mang đặc trưng kiến trúc Gothic

Đặc trưng của kiến trúc Gothic là những khung cửa sổ bằng kính lớn có thiết kế giống cây thương với phần đầu nhọn đặc trưng và không gian ngập tràn ánh sáng. Bạn có thể sử dụng thêm các tấm kính dày với các hoa văn trang trí đẹp mắt để tăng thêm phần ấn tượng, khi ánh sáng chiếu vào không gian sẽ tạo nên hiệu ứng vô cùng huyền ảo. Đặc biệt là những ngôi nhà mang kiến trúc này thường không sử dụng rèm cửa sổ để tránh che đi vẻ đẹp độc đáo này.

2.5. Ánh sáng trong không gian Gothic

Trong những lâu đài cổ Châu Âu, đèn chùm là vật dụng chiếu sáng và trang trí không thể thiếu. Những chiếc đèn này mang lại vẻ huyền ảo, lung linh, và đem lại ánh sáng hài hòa, ấm cúng.

Bạn nên sử dụng loại đèn chùm bắt mắt và sang trọng, đèn chùm pha lê là một lựa chọn tuyệt vời. Những chiếc đèn chùm phải thật cầu kỳ, sang trọng thì sẽ hợp với phong cách Gothic hơn là những thiết kế đơn giản. Đèn chùm với những ngọn nến lung linh cũng được sử dụng thường xuyên.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan