Thông tin về dự án Tuyến Metro 3B Ngã sáu Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước.“Chiếc áo đô thị ngày càng trở nên chật chội”, áp lực dân số gia tăng cùng sự quá tải về hạ tầng đô thị đã là cho thành phố Hồ Chí Minh phải tìm kiếm những cách thức để phát triển không gian hạ tầng đô thị mới. Hướng đi đúng đắn, phù hợp nhất ngay lúc này để phát triển đô thị thông minh chính là quy hoạch và xây dựng các tuyến Metro ngầm và trên cao.
Thông tin chung về dự án Tuyến Metro 3B
Về hướng của tuyến Metro 3B: Ngã sáu Cộng Hòa – Nguyễn Thị Minh Khai – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quốc lộ 13 – Hiệp Bình Phước.
Chiều dài của tuyến: Dài khoảng 12.2km (với 9.1km đường ngầm, 3.1km đường đi trên cao)
Số lượng của ga: Có 10 ga (trong đó có 8 gầm và 2 ga trên cao)
Depot: Diện tích 16.87 ha và được đặt ở Hiệp Bình Phước, Thủ Đức
Hình thức đầu tư (dự kiến): Được đăng ký sử dụng vốn ODA (Nhật Bản) bởi UBND Thành phố giai đoạn 2016 -2018 (Theo công văn số 555/UBND-QLDA vào ngày 19/02/2016)
Tình trạng thực hiện: Đã thông qua Thiết kế cơ sở bởi UBND Thành phố. Thông qua và bàn giao hồ sơ ranh mốc cho các địa phương để quản lý việc quy hoạch
Dự án trong thời gian tới sẽ được định hướng để kết nối với thị xã Thủ Dầu Một ở Bình Dương đi từ ga Hiệp Bình và dọc theo quốc lộ 13, kết nối cùng tuyến đường sắt đô thị số 1 của Bình Dương.
Sơ đồ về định tuyến của dự án Metro 3B
Lộ trình tuyến Metro 3B từ khu vực ngã 6 Cộng Hòa – Nguyễn Thị Minh Khai – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quốc lộ 13 và kết nối đến Hiệp Bình Phước của quận Thủ Đức. Chiều dài tuyến 12.1km, trong đó có 9.1km đường ngầm và 3km đường trên cao. Số lượng ga là 10, trong đó có 8 ga ngầm và 2 ga trên cao. Diện tích của Depot là 20ha và đặt ở Hiệp Bình Phức của Thủ Đức.
Sau khi dự án Metro số 3B đi vào hoạt động thì sẽ kết nối với Thủ Dầu Một của tỉnh Bình Dương ở ga Hiệp Bình và dọc theo Quốc lộ 13, nối với đường sắt đô thị số 1. Dự án được đưa vào danh mục dự án sử dụng vốn ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản.
Thành phố ở trong thành phố
Công trình ngầm ở dưới lòng đất tiêu biểu nhất hiện nay ở trên thế giới – PATH – Toronto. Nơi đây được người ta mệnh danh là “Thành phố trong thành phố. Ở trong khu thương mại phức hợp PATH đạt đến hơn 100.000 lượt phục vụ nhu cầu hàng ngày. Nơi đây được bao quanh bởi hai đường tàu điện ngầm và 6 trạm ga. Trong đó có một nhà ga đầu cuối để quá cảnh trong khu vực cùng với một bến xe buýt quốc gia đã kết nối tới hơn 50 tòa tháp văn phòng cùng các tòa nhà. Có 6 khách sạn lớn cùng 2 cửa hàng lớn về bách hóa, ngoài ra còn có hơn 20 nhà xe ngầm để phục vụ việc đỗ xe cùng một số địa điểm quan trọng khác. Trung tâm của khu mua sắm ngầm này được trải dài từ khu phố Harbour đến khu phố College, ở trong khu vực của trung tâm thành phố Toronto có đến hơn 125 lối vào ở trên mặt đất.
Các thành phố ngầm đã trở thành các kiến trúc điển hình ở Singapore. Nguyên nhân và bởi vì Singapore là một đất nước đang ở trong hoàn cảnh thiếu đất để ở và cần phải có biện pháp để khai thác quỹ đất một cách tối đa. Chính phủ Singapore đã khá rõ ràng trong việc quy hoạch đất khi phân tầng con đường để đi xuống lòng đất. Chi tiết như sau, ở tầng đầu tiên sẽ là con đường dành cho người dân đi bộ và sẽ nối với nhau từ điểm này sang một điểm khác, tầng này sâu từ 1m đến 3m. Tầng thứ hai với độ sâu từ 5 đến 50m, đây là con đường thiết kế cho các dịch vụ chung như việc đặt cáp viễn thông, các đường dây dẫn nước và các đường dây điện. Tầng cuối cùng sẽ được dành cho việc đặt tàu điện ngầm MRT cũng như các hầm dành cho các phương tiện tham gia lưu thông. Tầng cuối cùng này sâu khoảng 100m và sâu hơn nữa chính là kho đạn dược của Chính phủ nằm dưới lòng đất.
Các công trình ngầm điển hình của Canada hay Singapore đã thể hiện phần nào những xu thế phát triển của mô hình các đô thị hiện đại nhưng có quỹ đất khá hạn hẹp. Điều này sẽ góp phần mở ra thêm nhiều không gian để cho các phương tham gia giao thông, đồng thời cũng phát triển các loại hình về thương mại và dịch vụ dưới lòng đất. Chính vì thế sẽ giảm được áp lực của việc kẹt xe đồng thời đáp ứng được tốc độ phát triển đô thị một cách vô cùng nhanh chóng như hiện nay.
Xây dựng tuyến đường sắt đô thị lúc này là điều tất yếu
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích là 2.095 km2, theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ 24/QĐ-TTg vào ngày 6.1.2010 về việc Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 để trở thành một đô thị đặc biệt, là trung tâm kinh tế và khoa học công nghệ lớn nhất toàn quốc.
Ước tính đến năm 2025, quy mô dân số sẽ đạt khoảng 10 triệu người, cùng với lượng khách vãng lai và tạm trú lên đến 2.5 triệu người. Dân số của khu vực nội thành vào khoảng 7 đến 7.4 triệu người. Tuy nhiên thì tốc độ đô thị hóa đang diễn ra vô cùng nhanh chóng thì chỉ đến năm 2018 mà số dân sinh sống, học tập và làm việc đã lên đến con số 13 triệu, phủ hết quy hoạch phân khu với tỷ lệ ½.000 cho toàn đất đô thị quy hoạch.
Dân số đông dẫn đến nhiều sức ép, thành phố cũng dần hạn chế chiều cao của công trình ở khu vực trung tâm. Hầu hết diện tích mặt đất trung tâm đã được sử dụng, cư dân thì đổ xô vào nhà cao tầng, trung tâm xã hội kiến hạ tầng giao thông và xã hội bị quá tải trầm trọng. Kiến trúc không gian của đô thị đã bị phá vỡ, chiếc áo đô thị đã trở nên chật hẹp. Người dân phải chịu những thách thức về các vấn đề như ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, ngập nước.
Không gian ngầm tuy là tài nguyên tiềm năng nhưng chưa được quan tâm khai thác xây dựng. Hiện nay đã có nhiều công trình xây dựng tầng hầm trong thành phố với diện tích hầm hơn 11ha. Các công trình này hầu hết được sử dụng cho các mục đích khá nhỏ như là dùng để đậu xe, thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng dự án Metro số 1, dự án này có nhiều đoạn đường ngầm dưới lòng đất với chiều dài lên tới 2.6km.
Xây dựng các công trình ngầm là điều vô cùng cần thiết và tất yếu trong các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Công trình ngầm được khai thác sẽ đảm bảo được kết nối giữa phía trên và dưới mặt đất, thể hiện được một tầm nhìn sâu rộng.