Cơ sở hạ tầng Việt Nam và kiến thức cần biết

Cơ sở hạ tầng Việt Nam và kiến thức cần biết. “Cơ sở hạ tầng” là thuật ngữ xuất hiện khá phổ biến ngày nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về thuật ngữ này. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu “cơ sở hạ tầng” là gì và vai trò, cách phân loại cụ thể của thuật ngữ này ra làm sao?

1. Định nghĩa cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng với phạm trù triết học có nghĩa tiếng anh là “Infrastructure” (hay còn gọi là cơ sở kinh tế) nghĩa là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, hay còn gọi là một giai đoạn lịch sử nhất định.

Đây là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Về khái niệm xây dựng, cơ sở hạ tầng là khái niệm chung để chỉ các loại cơ sở vật chất như đường bộ, đường sắt, hệ thống thủy lợi, bệnh viện, trường học,…

Trên thực tế, khi nói về cơ sở hạ tầng là nói về cơ sở kinh tế của xã hội chứ không phải nói về kết cấu hạ tầng kỹ thuật của xã hội đó. Ví dụ, khi nói về cơ sở hạ tầng của nước Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay thì nó là một kết cấu kinh tế nhiều thành phần (kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân, …)

Trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất kinh tế còn lại. Kết cấu đó được xác lập trên cơ sở hệ thống bốn loại hình sở hữu: sở hữu tư liệu sản xuất, sở hữu toàn dân (do nhà nước quản lý), sở hữu tập thể (người lao động)và sở hữu tư nhân (cá nhân mỗi người). Từ đó hình thành nên nhiều hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng.

Cơ sở hạ tầng có hai tính chất, đó là:

Nếu hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

Nếu hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển kém sẽ gây trở ngại lớn đối với sự phát triển. Ví dụ như nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng yếu kém. Và thiếu thốn gây nên tắc nghẽn trong luân chuyển các nguồn lực khó hấp thụ các vốn đầu tư và gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế.

2. Kiến trúc thượng tầng và mối quan hệ với cơ sở hạ tầng

a) Kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng là một khái niệm trong chủ nghĩa duy vật của Các Mác và Ph. Ăng-ghen. Nó được sinh ra để mô tả toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội. Cùng với các thiết chế chính trị – xã hội tương ứng. Kiến trúc thượng tầng chỉ được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Theo đó, kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tôn giáo, chính trị. Triết học, đạo đức, pháp quyền, nghệ thuật,… Nó cũng bao gồm những thiết chế xã hội tương ứng như giáo hội. Nhà nước, các đảng phái, các đoàn thể xã hội,…

Cấu tạo chung của kiến trúc thượng tầng là một kết cấu phức tạp. Và có thể được phân tích từ những góc độ khác nhau. Từ đó có thế thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng.

Kiến trúc thượng tầng của một xã hội bao gồm: các hệ thống các hình thái ý thức xã hội (hình thái ý thức tôn giáo, chính trị, pháp quyền, …). Và các thiết chế chính trị – xã hội tương ứng của chung (các chính đảng, nhà nước, giáo hội,…).

b) Mối liên kết chặt chẽ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều có tính chất và quy luật vận động phát triển riêng. Nhưng chúng có liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Và đều hình thành dựa trên cơ sở hạ tầng.

Có những yếu tố trong kiến trúc thượng tầng như pháp luật , chính trị có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng, còn những yếu tố như tôn giáo, triết học, nghệ thuật thì chỉ quan hệ gián tiếp với cơ sở hạ tầng.

Từ đó, kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ chặt chẽ với cơ sở hạ tầng, cụ thể là:

Cơ sở hạ tầng sẽ quyết định tính chất và nội dung của kiến trúc thượng tầng. Ngược lại, tính chất và nội dung của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng.

Tương ứng với mỗi một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng tương ứng và phù hợp. Có tác dụng để bảo vệ cơ sở hạ tầng đó. Nếu kiến trúc thượng tầng đó tác động cùng chiều với cơ sở hạ tầng. Thì nó sẽ thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. Ngược lại, nếu kiến trúc thượng tầng tác động ngược chiều với cơ sở hạ tầng. Thì kìm hãm hoặc huỷ diệt cơ sở hạ tầng sinh ra nó.

3. Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện nay

a) Tập chung đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đô thị, giao thông vận tải

Với mục tiêu phát triển lâu dài trong tương lai, chính phủ Việt Nam liên tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Đặc biệt chú trọng hạ tầng giao thông. Và xác định đây là một trong những khâu đột phá chiến lược).

Hiện nay, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đang là ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với quan điểm “Cơ sở hạ tầng đi trước một bước”. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã và đang dành một mức đầu tư cao cho phát triển cơ sở hạ tầng.

b) Nhược điểm của cơ sở hạ tầng ở Việt Nam

Tuy nhiên, đa số hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số còn nhỏ. Chưa đồng bộ và chưa tạo được kết nối liên hoàn. So với một số nước phát triển trong khu vực. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam mới chỉ ở mức trung bình. Với mục tiêu trở thành “con hổ” kinh tế trong khu vực.  Việt Nam cần phải tập trung đẩy mạnh đầu tư và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Để thu hút hơn nữa các nguồn vốn từ nước ngoài.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được cơ sở hạ tầng là gì. Cũng như thực trạng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện nay.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan