Bản đồ Thế giới & Bản đồ 6 Châu Lục

Bản đồ Thế giới & Bản đồ 6 Châu Lục được nhiều độc giả nói chung và những người đầu tư bất động sản nói riêng rất quan tâm ngày nay. “5 Châu – 4 Bể” là cụm từ quen thuộc mỗi khi chúng ta nói về Thế giới, tuy nhiên hiện nay thì 5 Châu Lục và 4 Đại Dương không còn chính xác nữa.

Bởi vì hiện nay Thế giới của chúng ta có 7 Châu Lục & 5 Đại Dương, bao gồm các Châu: Châu Á; Châu u; Châu Phi; Châu Mỹ; Châu Nam Cực; Châu Đại Dương (Châu Úc). Còn các Đại Dương là Thái Bình Dương; Đại Tây Dương; Ấn Độ Dương; Bắc Băng Dương; Nam Đại Dương.

Khái niệm và vai trò của Bản đồ Thế Giới:

Bản đồ Thế Giới là bản đồ “thu nhỏ” thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất. Đây là vật dùng để miêu tả không gian, địa điểm và cũng như là hiển thị các vật có trên Trái Đất liên quan trực tiếp đến vị trí khu vực xung quanh.

Có ba cách bản đồ Thế Giới được phác họa và nhìn nhận:

Dựa trên các ranh giới địa lý – đất và nước, cao nguyên và bán đảo, biển và đại dương khác nhau mà bản đồ Thế giới được phân chia

Thông qua các ranh giới chính trị, với các lục địa và quốc gia, đảo quốc và lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế bản đồ Thế Giới sẽ được phân chia dựa vào đó.

Việc dựng nên những không gian tưởng tượng vượt lên trên phạm vi bao hàm của cả hai khái niệm trên – một tấm bản đồ từ nhận thức được vượt lên không gian vật lý.

Bản đồ là vật rất thân thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, bởi vì những lợi ích của nó đem đến cho ta. Có thể kể đến một vài vai trò quan trọng trong học tập và cả trong cuộc sống của ta như là:

Trong học tập:

Là công cụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong môn Địa Lý. Thông qua bản đồ, học sinh hiểu thêm về địa lý tự nhiên cũng như là đạt điểm cao nhờ các thông tin hữu ích mà bản đồ đem đến, ví dụ như: so sánh hình dạng, quy mô các châu lục; sự phân bố của các dãy núi; sự phân bố dân cư hay là của các khu công nghiệp…

Trong đời sống:

Là phương tiện, công cụ thuận tiện trong đời sống được sử dụng rộng rãi hằng ngày, cụ thể là:

Xác định phương hướng

Nghiên cứu khí hậu, thời tiết: xác định đường đi của các cơn bão

Trong việc xây dựng, quy hoạch các trung tâm công nghiệp…

Trong quân sự:

Là công cụ phục vụ và hỗ trợ cho người chỉ huy trong quá trình công tác ở quân sự. Bản đồ được dùng trong quân sự có nhiều loại khác nhau như: bản đồ địa hình quân sự, bản đồ hàng không, bản đồ chuyên dụng,…

Tuy nhiên, bản đồ dùng trong quân sự phải được bảo mật kỹ lưỡng cũng như trước khi bắt đầu tác chiến các chiến lược quân sự.

BẢN ĐỒ THẾ GIỚI VÀ 6 CHÂU LỤC MỚI NHẤT:

Hành tinh Trái Đất chúng ta có diện tích là 510,1 triệu km^2 và có 7 Châu Lục đang tồn tại trên Trái Đất.

Tổng diện tích của đại dương trên Trái Đất khoảng 361.132.000 km^2, con số này chiếm khoảng gần 71% bề mặt Trái Đất. Trái Đất ta có 5 vùng nước chính. Trong đó Đại dương Thái Bình Dương chiếm diện tích cao nhất (161.800.000 km^2), còn Nam Đại Dương lại chiếm diện tích thấp nhất (20.330.000 km^2).

BẢN ĐỒ CHÂU Á:

Nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu, chiếm khoảng 8,6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất.

Châu lục lớn nhất về diện tích và dân số trên Thế giới. Trong đó: Diện tích khoảng 49.7 triệu km2, chiếm khoảng hơn 30% trên tổng phần đất liền. Dân số khoảng 4.718.490.337 người ( được cập nhật mới nhất vào ngày 14/07/2022 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc).

Số lượng quốc gia Châu Á: 48 quốc gia. Trong đó có 3 quốc gia có một phần lãnh thổ ở châu Âu đó là: Nga, Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ.

BẢN ĐỒ CHÂU PHI:

Sau Châu Á, đây là châu lục đứng thứ 2 về dân số trên thế giới. Đứng thứ 3 sau châu lục Á, và châu Mỹ.

Tổng diện tích khoảng 30.221.532 km2, chiếm khoảng 20,4% trên tổng diện tích đất của Thế giới.

Quốc gia chiếm diện tích lớn nhất là: Algeria. Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là: Seychelles.

BẢN ĐỒ CHÂU ÂU:

Là châu lục nhỏ thứ 2 sau Châu Đại Dương, với diện tích khoảng 10.600.000 km2.

Dân số chiếm khoảng 10,6% dân số thế giới.

Núi Ural là vùng đất đánh dấu ranh giới giữa châu Á và châu Âu.

BẢN ĐỒ CHÂU MỸ:

Là lục địa có diện tích lớn thứ hai thế giới sau châu Á.

Diện tích kéo dài từ bán cầu Bắc sang bán cầu Nam & giữa 2 đại dương lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

BẢN ĐỒ CHÂU NAM CỰC:

Là điểm có vĩ độ bằng -90 độ trên thế giới, điểm phía nam nơi trục quay của Trái Đất.

Châu Nam Cực có độ cao 2.800m so với mực nước biển trung bình.

Ở Nam cực: băng có độ cao khoảng 2.835m; dày khoảng 2,700m.

BẢN ĐỒ CHÂU BẮC CỰC:

Là điểm có vĩ độ bằng +90 độ trên thế giới.

Mọi hướng ở Bắc cực đều có hướng Nam.

 

5/5 - (7 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan