Sắp lên quận, bất động sản huyện Nhà Bè lại “nóng sốt”

Với những thay đổi mạnh mẽ về cơ ở hạ tầng, cùng với thông tin đủ điều tiêu chí để lên quận, bất động sản huyện Nhà Bè “nóng sốt” hơn bao giờ hết. Sắp lên quận bất động sản huyện Nhà Bè lại “nóng sốt”

 

 

Quy hoạch xây dựng cũng tiếp tục được hoàn thiện

Quy hoạch xây dựng cũng tiếp tục được hoàn thiện, ngày càng sát với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. 

Khoảng 3 năm trước đây, khó khăn lớn nhất của huyện Nhà Bè là kết cấu giao thông chưa hoàn chỉnh, từ đường giao thông nối các huyện bạn đến đường giao thông liên xã. Các trục Đông – Tây, Nam – Bắc đều thiếu đường giao thông chính, thiếu cầu bắc qua sông và kênh rạch. Mặt khác, tính chất nông thôn ở Nhà Bè còn chiếm tới 2/3, nghĩa là chỉ mới đô thị hóa được 1/3.

Tuy nhiên, đến tháng 5/2020, cả huyện chỉ còn 200 hộ dân làm nông nghiệp.

Hộ dân làm nông nghiệp giảm mạnh minh chứng cho tốc độ đô thị hóa nhanh của Nhà Bè. Nếu huyện xây dựng kế hoạch rõ ràng hơn thì cuối năm 2025 sẽ trở thành một quận của TP.HCM.

Nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện Nhà Bè đề ra mục tiêu khai thác mọi nguồn lực để xây dựng huyện Nhà Bè trở thành quận có cơ cấu kinh tế thương mại – dịch vụ – công nghiệp. Giai đoạn này sẽ thực hiện 3 chương trình trọng điểm:

Xây dựng đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính – Phát triển đô thị – và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM khóa X, huyện Nhà Bè hiện chỉ còn 350 ha đất nông nghiệp (chiếm 3% tổng diện tích), dự báo 5 năm nữa chỉ còn 109 hộ làm nông nghiệp – chiếm 0.1% và đến năm 2030, Nhà Bè không còn hộ nào làm nông nghiệp. Do cơ cấu đất và số hộ làm nông nghiệp quá ít nên Nhà Bè có thể là huyện lên quận sớm nhất.

Sắp lên quận bất động sản huyện Nhà Bè lại “nóng sốt”

Theo các chuyên gia bất động sản, việc từ huyện phát triển thành quận trước mắt sẽ có lợi cho người dân tại địa phương. Kế đến là nâng lợi thế để thu hút đầu tư vào địa bàn. Huyện Nhà Bè đang được đánh giá là khu vực rất tiềm năng vì hệ thống giao thông kết nối với các tuyến đường quan trọng đã hình thành.

Cụ thể, cuối tháng 4/2020, nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, vốn đầu tư hơn 830 tỷ đồng đã khởi công giai đoạn 1, công trình sẽ thúc đẩy việc kết nối toàn thành phố thông qua sự kết hợp giữa các trục Bắc – Nam và Đông – Tây.

 

 

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng vừa phê duyệt chủ trương mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ từ 4 lên 6 – 8 làn xe. Xây dựng cầu số 1, cầu số 2, cầu Phước Kiểng, cầu Bà Chiêm. Trục đường Lê Văn Lương cũng sẽ được mở rộng thêm 15m và khởi công xây dựng cầu Rạch Đỉa, cầu Long Kiểng, cầu Rạch Dơi, cầu Rạch Tôm.

Tuyến đường Nguyễn Văn Tạo quy hoạch lộ giới 60m, chiều rộng thực tế là 16m đã được thành phố Ban Quản lý khu Nam, UBND huyện Nhà Bè xây dựng kế hoạch mở rộng,….

Với những thay đổi mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, cùng với thông tin đủ tiêu chí để lên quận, huyện Nhà Bè đang trở thành cái tên “chọn mặt gửi vàng” cho nhu cầu an cư lẫn đầu tư bất động sản hiện nay. Quả vậy, từ cuối năm 2019 đến nay, thị trường đất nền Nhà Bè đã ghi nhận sự sôi động đặc biệt.

Về mặt lý thuyết, đúng vào lúc quỹ đất TP.HCM đang dần cạn kiệt, trong khi đất nền Nhà Bè vẫn còn quỹ đất nhất định, nên huyện này vẫn đáp ứng được nhu cầu người mua.

Theo khảo sát, khoảng 5 năm trước, giá đất thổ cư trung bình ở Nhà Bè chỉ khoảng 10 triệu đồng/m2. Đến thời điểm hiện tại, giá đất tăng lên 35 triệu đồng/m2. Song, mức giá ở các vị trí sẽ khác nhau sẽ khác nhau, có nơi lên đến 75 triệu đồng/m2.

Có thể nói, với mức giá trên, các nhà đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn. Cộng với bối cảnh Nhà Bè sắp nhận quyết định lên quận trong tương lai gần. Đây chính là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư quan tâm để phát triển mạnh mẽ bất động sản khu vực này.

Rate this post
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan