Nhà ở xã hội và điều kiện thuê mua

1. Thế nào là nhà ở xã hội?

Nhà ở xã hội và điều kiện thuê mua. Nói một cách dễ hiểu thì nhà ở xã hội chính là các công trình xây dựng nhằm tạo điều kiện cung cấp nhà ở giá rẻ cho các đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công nhân viên chức có thu nhập thấp, công chức nhà nước chưa có chỗ ở ổn định…. Đây là loại hình bất động sản được quản lý của cơ quan Nhà nước hoặc do các tư nhân xây dựng và được các cấp chính quyền Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận khác quản lý.

2. Nhận biết loại hình cư trú này như thế nào?

Quản lý

Loại hình cư trú này phải được Ủy ban nhân dân các tỉnh hoặc thành phố phê duyệt, công bố và quy hoạch.

Dựa theo nhu cầu mà chính quyền địa phương các cấp xác định rõ cơ cấu, diện tích, loại hình và số lượng nhà ở từ đó chủ động kêu gọi đầu tư, cân bằng ngân sách để thực hiện dự án.

Để thực hiện dự án, nguồn vốn mua đất được trích từ tiền bán hoặc cho thuê các căn hộ trên địa bàn với tỷ lệ trích là 30-50%

Thiết kế

Không bị giới hạn số tầng.

Không được xây quá sáu tầng với các đô thị, thành phố trực thuộc.

Tùy theo từng cấp mà có diện tích khác nhau nhưng diện tích tối thiểu là 30m2, tối đa là 60m2

Khi xây dựng phải đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng theo quy hoạch.

Đối tượng được cư trú

Các hộ gia đình nghèo, hoặc cận nghèo ở nông thôn.

Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thu nhập không ổn định thuộc diện thấp ở thành thị.

Các hộ gia đình thường xuyên bị tác động bởi thiên tai và biến đổi khí hậu ở nông thôn.

Những người có công với cách mạng.

Lực lượng lao động trong và ngoài các doanh xí nghiệp ở các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Các trường hợp giao trả lại nhà công vụ.

Quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân quốc phòng và các nhân viên phục vụ trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng.

Công chức nhà nước.

Các hộ gia đình hoặc các cá nhân thuộc diện bị giải tỏa, thu hồi nhà đất.

Điều kiện thuê mua

Các đối tượng được cư trú tại đây phải thỏa mãn điều kiện được nêu bên trên và các điều kiện sau đây:

Chưa có nhà ở, chưa thuê hoặc mua các loại hình nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.

Sở hữu nhà bị hư hỏng nặng, diện tích bình quân đầu người thấp hơn 8m2

Tổng thu nhập bình quân theo tháng không chênh lệch quá 5 lần số tiền thuê mua và không thấp hơn 4 lần số tiền phải chi trả cho việc thuê mua (theo tháng).

Chưa thỏa mãn điều kiện nộp thuế thu nhập cá nhân.

Các đối tượng ưu tiên:

Người chưa sở hữu nhà ở hoặc gia đình có mật độ cư trú quá cao.

Các lao động trẻ có trình độ đại học hoặc tay nghề thuộc bậc 5/7 trở lên.

Người mới giao trả lại nhà công vụ và có nhu cầu thuê mua nhà.

3. Thuê mua nhà ở xã hội là gì?

Thuê mua nhà ở xã hội chính là việc bạn sẽ trả trước 20-50% tổng giá trị căn hộ và số tiền còn lại sẽ được trả dần theo từng tháng trong thời gian được quy định rõ ràng.

Sau khi hoàn tất thanh toán toàn bộ số tiền thì quyền sở hữu căn hộ sẽ thuộc về bạn.

4. Được sử dụng nhà ở xã hội trong bao lâu?

Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 đã quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

Hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức trong nước.

Người Việt Nam đã, đang hoặc từng định cư ở nước ngoài.

Các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 159 của bộ Luật này.

Với các trường hợp được nêu trên thì các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở khi có thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua nhà ở nhưng thời gian sở hữu tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể gia hạn thêm thời gian sở hữu theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu cá nhân nước ngoài kết hôn với người Việt Nam ở nước ngoài thì hình thức sở hữu sẽ chuyển sang nhà ở ổn định, lâu dài như của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đúng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở.

Tóm lại, nếu anh/chị là người Việt Nam, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam thì khi mua căn hộ sẽ được thời hạn sử dụng ổn định và lâu dài. Nếu anh/chị không thuộc các trường hợp trên thì thời hạn sở hữu căn hộ theo luật định sẽ là 50 năm và được gia hạn nhưng không vĩnh viễn.

5. Thế chấp nhà ở xã hội, có hay không?

Khoản 4, Khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP đã quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội thì:

Người mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp trừ các trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền chi trả cho việc mua, thuê mua căn hộ đó và không được chuyển nhượng nhà ở với mọi hình thức trong thời gian tối thiểu 05 năm kể từ thời điểm trả hết hoàn toàn tiền mua, thuê mua theo hợp đồng đã ký.

Chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê chỉ khi có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn chưa đủ 05 năm kể từ thời điểm trả hết hoàn toàn tiền mua, thuê mua mà có nhu cầu bán lại thì chỉ được bán lại cho các đối tượng sau:

Nhà nước (trong trường hợp Nhà nước đầu tư xây dựng)

Chủ đầu tư và xây dựng

Các đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội được quy định tại Điều 49 Luật nhà ở.

5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan