Chuyển đổi từ sổ trắng sang sổ đỏ. Bất động sản về mặt pháp lý ở Việt Nam có rất nhiều loại sổ (giấy) khác nhau như sổ đỏ, sổ hồng, sổ vàng,sổ trắng,… Chúng ta đã nghe nhắc khá nhiều về sổ hồng và sổ đỏ, nhưng khái niệm sổ trắng có lẽ còn hơi xa lạ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sổ trắng cũng như thủ tục đổi giấy trắng sang sổ hồng?
1. Sổ trắng là gì?
Sổ trắng là những giấy tờ được Nhà nước công nhận trong việc chứng minh quyền sử dụng đất từ rất lâu trước đây và là loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời.
Ngày nay, khi mua bán hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất sổ trắng vẫn có giá trị pháp lý. Bởi vì diện tích đất được ghi trong sổ trắng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứng thực và có tên trong sổ địa chính, sổ đăng ký ruộng đất. Mặc dù chưa có khái niệm chính thức về sổ trắng, nhưng nó vẫn được coi là giấy tờ có tính pháp lý.
2. Sổ trắng bao gồm những loại giấy tờ nào?
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định các loại giấy tờ liên quan đến sổ trắng. Theo khoản 1 Điều 5 Luật đất đai 2003 có quy định rõ những các nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất đai ổn định, có một trong những loại giấy tờ sau và được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp thì được phép cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không cần phải nộp tiền sử dụng đất bao gồm:
Những giấy tờ do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp về quyền sử dụng đất đai khi thực hiện chính sách đất đai trước ngày 15/10/1993
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
Giấy tờ hợp pháp về tặng, cho, thừa kế quyền sử dụng các loại đất hoặc các tài sản gắn liền với đất.
Các giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất để ở. Giao dịch mua bán nhà có gắn liền với đất ở vào trước ngày 15/10/1993.
Giấy tờ có liên quan đến thanh lý. Hoặc hóa giá nhà ở gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục chuyển đổi từ sổ trắng sang sổ hồng
Bước đầu tiên: Cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Và quyền sử dụng đất (sổ hồng 2 bản chính)
Giấy tờ tạo lập nhà ở-đất (01 bản chính và 01 bản chụp)
Bản vẽ sơ đồ nhà ở-đất được vẽ bởi tổ chức có tư cách pháp nhân (02 bản chính)
Bước tiếp theo: Nộp hồ sơ
Các bạn sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc UBND quận, huyện. Hoặc văn phòng đăng ký đất đai của sở Tài nguyên môi trường.
Kế tiếp chính là bước thẩm định hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền. Xác nhận đơn đề nghị và trình lên cấp trên.
Cuối cùng là chờ kết quả trong thời gian không quá 7 ngày.
Thông qua bài viết trên, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về sổ trắng. Và thủ tục khi chuyển từ sổ trắng sang sổ hồng.