Hướng dẫn các Thủ tục về việc tách và gộp Sổ đỏ mới nhất

Việc tách và gộp sổ đỏ là những thủ tục nhận được rất nhiều sự quan tâm.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa nắm được quy trình thủ tục, các hồ sơ chuẩn bị và các chi phí liên quan để thực hiện thủ tục. Sau đây là quy trình và hướng dẫn chi tiết về việc Thủ tục tách và gộp Sổ đỏ mới nhất theo quy định của pháp luật đang hiện hành

Điều kiện để thực hiện việc tách Sổ đỏ

Điều 143 và 144 về điều kiện tách Sổ đỏ (tách thửa) ở khu vực nông thôn và đô thị theo Luật Đất đai 2013 quy định:

Đất đai ở khu vực nông thôn: Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng cho các mục đích như xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống: vườn, ao, chuồng, … trong cùng thửa đất thuộc về khu dân cư nông thôn, phù hợp quy định việc sử dụng đất, quy hoạch xây dựng theo điểm dân cư nông thôn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ theo quỹ đất của địa phương và việc quy hoạch phát triển nông thôn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phê duyệt, hạn mức đất để giao cho mỗi hộ gia đình và cá nhân để xây dựng nhà ở cũng như diện tích tối thiểu để thực hiện việc tách thửa với đất ở phù hợp theo điều kiện, tập quán của địa phương theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Đất đai ở đô thị: Gồm để xây dựng công trình nhà ở, phục vụ đời sống trong cùng một thửa thuộc khu dân cư đô thị và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp cho việc quy hoạch và sử dụng đất và xây dựng đô thị. Đất đai ở đô thị được bố trí đồng bộ, sử dụng với mục đích xây dựng các công trình công cộng, sự nghiệp, an ninh và bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị.

👉 Chuẩn bị bộ hồ sơ tách, gộp Sổ đỏ

Khoản 11 điều 9 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT đã quy định những hồ sơ cần để nộp để thực hiện việc tách và gộp Sổ đỏ. Gồm có:

Đơn đề nghị việc tách thửa hoặc đơn hợp thửa

Giấy chứng nhận bản gốc đã được cấp theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 và 5 và điều 50 theo Luật Đất đai.

Chú ý: Đối với trường hợp tách hoặc hợp thửa do việc nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điểm K và Điểm I khoản 1 Điều 99 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP phải có thêm các loại văn bản khác gồm:

      – Biên bản của kết quả về việc hòa giải thành công các tranh chấp đất đai được   Ủy ban Nhân dân có thẩm quyền công nhận cấp cho.

      -Thỏa thuận về xử lý nợ theo như hợp đồng thế chấp hay bảo lãnh.

    – Quyết định hành chính đã giải quyết các khiếu nại, các tố cáo về đất đai và trích lục bản án, các văn bản khác như quyết định của Tòa án nhân dân hay văn bản của cơ quan thi hành án về quyết định thi hành án.

     -Văn bản về việc công nhận kết quả đấu giá phù hợp với pháp luật về quyền sử dụng đất

.     -Văn bản chia tách quyền sử dụng đất hợp pháp đối với các hộ gia đình hay một nhóm người có quyền sử dụng đất chung

     -Quyết định của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền trong việc chia tách hay sáp nhập tổ chức

    – Văn bản chia tách hay sáp nhập phù hợp với luật pháp về việc sáp nhập tổ chức kinh tế

Số lượng bao gồm: 1 bộ hồ sơ

Địa điểm nộp giấy tờ: Phòng Tài nguyên và Môi trường

👉Thứ tự việc thực hiện việc Tách và Gộp Sổ đỏ mới nhất

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ 1 bộ sơ gồm có các giấy tờ liên quan: Đơn đề nghị tách hoặc gộp thửa, bản gốc của Giấy chứng nhận đã cấp và nộp hồ sơ ở Phòng Tài Nguyên và Môi trường.

Bước 2: Phòng Tài Nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm trong việc gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị cho hồ sơ địa chính.

Trong trường hợp thửa đất không phải trích đo địa chính thì trong ngày nhận hồ sơ hoặc chậm nhất là ngày làm việc kế tiếp. Trách nhiệm của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là làm bản đồ trích lục địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và sẽ gửi cho Sở Tài Nguyên và Môi trường.

Bước 3: Trong ngày nhận Giấy chứng nhận đã ký và chấp thuận từ UBND tỉnh hoặc chậm hơn là ngày kế tiếp thì sở Tài Nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm:

Trao lại bản chính Giấy chứng nhận thửa đất mới đối với người sử dụng đất

Gửi bản lưu Giấy chứng nhận đã ký và bản chính của Giấy chứng đã thu hồi hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo như quy định tại các khoản 1, khoản 2 và Điều 50 theo Luật đất đai đã thu hồi.

Thông báo biến động về việc sử dụng đất đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để điều chỉnh hồ sơ địa chính gốc.

👉Thời gian để giải quyết thủ tục hành chính

Nghị định 43/2014/NĐ-CP điểm Đ Khoản 2 Điều 61 đã quy định rõ:

Không quá 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đối với hồ sơ hợp lệ trong việc thực hiện các thủ tục tách thửa. Thời gian sẽ không bao gồm việc thực hiện các nghĩa vụ về tài chính của người sử dụng đất và thời gian xem xét và xử lý các trường hợp sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật hoặc thời gian trưng cầu giám định.

Đối với các trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ giấy tờ hoặc chưa hợp lệ thì tối đa 3 ngày, các cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ có nhiệm vụ thông báo hướng dẫn người nộp để thực hiện việc bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.

Với các vùng mà điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn như xã miền núi, vùng sâu xa, hải đảo, thì thời gian thực hiện với các loại thủ tục đã quy định tại Điều này sẽ được tăng thêm 15 ngày

👉Các loại thuế và phí cần phải nộp

Khoản 1 Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2001 đã quy định rõ:

Việc tách Sổ đỏ đối với những người có quan hệ trong một gia đinh như vợ chồng, bố mẹ đẻ và con đẻ, bố mẹ nuôi với con nuôi, anh chị em ruột, … là thu nhập sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Thủ tục tách hoặc gộp Sổ đỏ cần nộp lệ phí trước bạ nhà đất. ĐƯợc tính theo 0.5% theo giá trị chuyển nhượng đã ghi trên hợp đồng tách thửa theo quy định của Khoản 1 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP.

Còn phải đóng một số khoản phí cho việc cấp Giấy chứng nhận, phí công nhân và phí đo đạc, …

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan