Tổng hợp những vấn đề cần biết về tổ dân phố

Tổng hợp những vấn đề cần biết về tổ dân phố. Bộ máy tổ chức ở Việt Nam hoạt động hiệu quả một phần chính là nhờ vào các hoạt động hành chính của thôn, tổ, nhóm, tổ dân phố. Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết về tổ dân phố là gì, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.

I. Các kiến thức cơ bản về tổ dân phố

1. Khái niệm tổ dân phố?

Có thể hiểu tổ dân phố là một tổ chức tự quản cộng đồng dân cư tại Việt Nam. Một tổ dân phố chính là một cộng đồng sống trong cùng một khu vực, một khu vực chịu sự quản lý của một phường.

Thôn, tổ dân phố tuy không phải là cấp hành chính nhưng có vai trò trung tâm cốt lõi, là nơi thực hiện các công việc của địa phương. Vì vậy, việc phát huy vai trò của các chi bộ thôn, tổ dân phố trong lãnh đạo chính quyền, đoàn thể trong thực hiện công việc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

2. Các điều kiện để lập tổ dân phố mới

Trong trường hợp thành lập mới ở đồng bằng thì tổ dân phố phải có ít nhất 250 hộ, còn ở miền núi, biên giới, hải đảo thì tổ dân phố phải có ít nhất 150 hộ trở lên.

Để thành lập tổ dân phố, thì điều kiện và cơ sở hạ tầng trong phạm vị thành lập phải phù hợp với điều kiện kinh tế ở nơi đó.

II. Những điều cần phải biết về tổ trưởng tổ dân phố

1. Về tiêu chuẩn của tổ trưởng tổ dân phố

Đầu tiên muốn trở thành tổ trưởng tổ dân phố thì người đó phải có hộ khẩu và cư trú thường xuyên tại tổ dân phố này và phải đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, tinh thần làm việc và trách nhiệm cao trong công việc.

Hơn thế nữa, tổ trưởng phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và được đa số nhân dân tín nhiệm. Bản thân và gia đình của tổ trưởng phải gương mẫu, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.

Ngoài ra, tổ trưởng cần phải có kiến thức văn hóa, kỹ năng, kinh nghiệm và các phương pháp vận động; Phải biết tổ chức mọi người thực hiện tốt các nhiệm vụ gia đình, công việc cộng đồng dân cư do cấp trên giao xuống.

2. Những chức năng và nhiệm vụ của tổ trưởng tổ dân phố

2.1 Nhiệm vụ

Triệu tập và dẫn dắt chủ trì hội nghị tổ dân phố

Đảm bảo được các nội dung hoạt động của tổ dân phố theo quy định

Tổ chức và thực hiện các công việc ở tổ dân phố đã được nhân dân bàn bạc và quyết định

Thu thập, phản ánh và đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ giải quyết những kiến nghị , nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong khu phố

Vận động và tổ chức nhân dân cần thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và quy ước, hương ước của tổ dân phố đã được các cơ quan có thẩm quyền thông qua.

Kịp thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về các hành vi vi phạm luật cộng trong khu phố.

Lập biên bản kết quả đã được nhân nhân trong khu phố thảo luận và biểu quyết về nhiệm vụ công việc thuộc phạm vi cấp xã.

Lập biên bản kết quả đã được nhân nhân trong khu phố. Bàn bạc và biểu quyết trực tiếp về nhiệm vụ công việc của khu phố.

Báo cáo lại kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

Phối hợp với các ban công tác mặt trận cùng với các tổ chức chính trị – xã hội tại tổ dân phố. Để vận động người dân tham gia thực hiện các phong trào. Và các cuộc vấn động do các tổ chức này phát động.

Cuối cùng , sáu tháng đầu năm và cuối năm. Đều phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị của tổ dân phố.

2.2 Quyền hạn của tổ trưởng

Đầu tiên, được ký hợp đồng thi công các công trình. Do nhân dân của khu phố đóng góp kinh phí

Kế đó, sẽ được giao phó, phân công công việc nhiệm vụ giải quyết cho phó tổ trưởng dân phố

Tiếp đến, được chính quyền cấp xã mời gặp gỡ, hợp đồng thời cung cấp thông tin, tài liệu liên quan. Đến việc điều hành và hoạt động của tổ dân phố.

Cuối cùng được đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn. Về công tác tổ chức và hoạt động của khu phố.

III. Lương của tổ trưởng tổ dân phố

Theo nghị định 34/2019/NĐ-CP thì người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố. Sẽ được hưởng lương phụ cấp đầu mỗi tháng bao gồm: Tổ trưởng tổ dân phố, Bí thư Chi Bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận.

1. Số tiền lương của tổ trưởng tổ dân phố dưới 350 hộ gia đình

Ngân sách nhà nước đã thực hiện khoán quỹ phụ cấp. Là 3,0 lần so với mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng. Đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi khu phố

Mức khoán phụ cấp có thể tính như sau : mức lương cơ sở hiện nay x3

2. Số tiền lương của tổ trưởng tổ dân phố từ 350 hộ gia đình trở lên

Đặc biệt đối với tổ dân phố từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn, xã trọng điểm. Phức tạp hơn về an ninh, trật tự thì theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, thôn, xã. Thuộc thuộc biên giới hoặc hải đảo. Thì mức khoán quỹ phụ cấp là 5,0 lần so với mức lương cơ sở

Vậy mức khoán phụ cấp sẽ bằng mức lương cơ sở x 5

Lưu ý: Ở mỗi địa phương thì mức khoán quỹ phụ cấp. Đã nêu trên có thể được chia đều cho từng người hoặc không.

Xem thêm: https://www.batdongsanhungphat.vn/cach-tinh-thu-nhap-rong.html/

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan