Tìm hiểu về siêu thị

Tìm hiểu về siêu thị. Từ xưa, người Việt Nam thường có thói quen mua đồ ở các chợ nhỏ, chợ làng, chợ phiên hay là các tiệm tạp hóa gần nhà. Đây là những mô hình hệ thống bán lẻ đã được hình thành từ rất lâu. Và siêu thị tuy đã xuất hiện khá lâu và dần dần thâm nhập vào đời sống của người dân nhưng so với những hệ thống bán lẻ trên thì vòng đời vẫn còn rất trẻ. Nhưng trong vỏn vẹn vài thập kỷ hình thành thì siêu thị đã có những phát triển đáng kể.

Sau đây hãy cùng đi tìm hiểu về khái niệm cũng như một số đặc điểm của siêu thị để xem chúng ta có thực sự đã hiểu tường tận hệ thống này hay chưa?

Siêu thị là gì?

Theo định nghĩa trong Từ điển kinh tế thị trường thì Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ, xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người, bày bán đồng thời nhiều mặt hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, đồ gia dụng, thức uống, quần áo và các loại đồ dùng cần thiết khác.

Với những tiêu chí khác nhau thì siêu thị trên thế giới khác nhau về quy mô phục vụ, cơ sở vật chất hay số lượng hàng hóa,…

Ở Việt Nam thì khái niệm này được bám sát với tiếng Anh “supermarket”-là một chợ với quy mô, diện tích, số lượng hàng hóa lớn hơn chợ thông thường.

Siêu thị và tiệm tạp hóa tuy giống nhau về sự đa dạng hàng hóa nhưng khác xa nhau về quy mô.

Đại siêu thị là gì?

Đây là một dạng siêu thị kết hợp với siêu của hàng và cửa hàng bách hóa tạo thành một nơi bán lẻ khổng lồ với nhiều loại sản phẩm cũng như hàng hóa bên trong.

Các đại siêu thị đều theo mô hình biên lợi nhuận thấp nhưng doanh số kinh doanh cao. Diện tích của một đại siêu thị thông thường là 5-15 nghìn m2 với sức chứa hơn 200.000 thương hiệu và nhãn hàng khác nhau.

4 đặc trưng của siêu thị

Là một mô hình bán hàng hiện đại nên siêu thị mang trong mình nhiều đặc trưng văn hóa mua hàng của thời đại mới.

Là cửa hàng bán lẻ

Đảm nhận khâu cuối cùng trong chuỗi sản xuất và kinh doanh hàng hóa là bán lẻ nên đối tượng khách hàng mà siêu thị nhắm tới chính là những người trực tiếp sử dụng hàng hóa hay còn gọi là người tiêu dùng.

Phương thức kinh doanh chủ yếu là bán lẻ nhưng hiện nay, các chủ cửa hàng tạp hóa vẫn có thể tìm đến siêu thị để yêu cầu mua hàng theo giá sỉ, nhưng điều kiện tiên quyết là số lượng hàng hóa phải đủ lớn.

Áp dụng phương thức tự phục vụ

Tự phục vụ là phương thức kinh doanh cơ bản của siêu thị, người mua tự lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu của bản thân và tiến hành thanh toán ở quầy thu ngân.

So với cách bán hàng truyền thống thì phương thức kinh doanh mà người bán vắng bóng trong toàn bộ quá trình mua hàng này rõ ràng mang đến lợi ích khá lớn cho doanh nghiệp khi có thể cắt giảm, tiết kiệm số tiền lớn thuê nhân viên bán hàng.

Tuy nhiên đây cũng là một nhược điểm của hệ thống bán lẻ này. Để khách hàng tự phục vụ thì yêu cầu siêu thị phải có thiết bị hiện đại chống gian lận, trộm cắp. Đồng thời yêu cầu sự văn mình cao ở người mua hàng. Và cũng do không có người bán hàng tại quầy. Nên giá cả được niêm yết rõ ràng và không có chỗ cho “văn hóa mặc cả” phát huy. Nên nhiều người vẫn ưu tiên đi chợ hơn là siêu thị.

Phương thức thanh toán linh hoạt

Đặc điểm này được coi là cuộc đại cách mạng trong lĩnh vực thương mại bán lẻ. Khi tiền mặt không còn xuất hiện thường xuyên trong các cuộc giao dịch. Mà thay vào đó là những hàng hóa được gắn sẵn mã vạch, dùng máy quét giá. Tính tiền và hóa đơn được in ra bằng máy hoàn toàn tự động.

Nghệ thuật trưng bày hàng hóa

Trưng bày hàng hóa sao cho đẹp mắt, thu hút khách hàng. Và dễ tìm là một yếu tố cần thiết cho bất kì đơn vị kinh doanh nào. Nhưng với các cửa hàng áp dụng phương thức tự phục vụ như siêu thị. Thì nghệ thuật trưng bày hàng hóa lại càng được coi trọng hơn.

Do không có sự quảng cáo cũng như lời mời chào. Nên hàng hóa cần được sắp xếp một cách thu hút, khoa học cũng như logic hơn như:

Các vị trí dễ thấy thì ưu tiên cho các mặt hàng bán chạy

Những mặt hàng có liên quan thì được sắp xếp gần cạnh nhau

Đồ khuyến mãi thì được trưng bày tại nhiều khu vực khác nhau

Vai trò chính 

Thu mua hàng trực tiếp từ nơi sản xuất tập trung tại một điểm. Và bán lại cho người tiêu dùng với giá phải chăng nhất trong hệ thống phân phối.

Giải quyết sự không trùng khớp về không gian giữa sản xuất và thời gian tiêu dùng.

Do nắm bắt được nhu cầu thực tế của thị trường về sản phẩm. Nên siêu thị có thể truyền tải thông tin cần thiết kịp thời và đúng lúc. Cho nơi sản xuất và cung ứng hàng hóa.

Là cầu nối giữa người sản xuất và nhu cầu thị trường. Giảm thiểu các khâu, tầng trung gian trong hệ thống phân phối

Xem thêm: https://www.batdongsanhungphat.vn/nhung-kien-thuc-can-biet-ve-khu-dan-cu-hien-huu.html/

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan