Thông tin quy hoạch dự án vành đai 2 TPHCM

Thông tin quy hoạch dự án vành đai 2 TPHCM. Từ năm 2007 đường Vành đai 2 được Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch với tổng vốn đầu tư toàn tuyến là 12.540 tỉ đồng và được đánh giá là dự án có tầm quan trọng rất lớn cho giao thông khu vực ngoại vi bao quanh thành phố.

THÔNG TIN DỰ ÁN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2 TP.HCM

Chiều dài dự án Vành đai 2 là hơn 64 km, có quy mô 6-10 làn xe. Dự án kết nối vành đai ngoại thành từ đại lộ Nguyễn Văn Linh qua nút giao Mỹ Thủy (quận 2) với cầu Phú Hữu (quận 9), kết nối với xa lộ Hà Nội, tuyến đường Phạm Văn Đồng và quốc lộ 1A (đoạn qua quận Thủ Đức).

Dự án được chia thành 4 phân đoạn như sau:

+ Đoạn 1, nối từ bờ cầu Rạch Chiếc trên vành đai phía Đông là cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội, gồm cả nút giao thông Bình Thái dài 3,82 km, thuộc địa bàn quận 9 và quận Thủ Đức.

+ Đoạn 2, nối từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng dài 1,99km, thuộc địa bàn quận Thủ Đức.

+ Đoạn 3, nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút Gò Dưa trên quốc lộ 1 dài 2,75 km, cũng thuộc quận Thủ Đức.

+Đoạn 4 là dài nhất, nối từ nút giao An Lập trên Quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh, dài 5,3 km, xuyên qua địa bàn các quận 8, huyện Bình Chánh và Bình Tân.

Hiện nay, Sở GTVT đang tập trung vào đầu tư dự án khép kín Vành đai 2.

TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ ÁN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2 TP.HCM

Vào tháng 12/2015, UBND Tp.HCM sẽ tổ chức lễ động thổ xây dựng giai đoạn 1 với tuyến đường dài hơn 2,7km, nối đường Phạm Văn Đồng với nút giao thông Gò Dưa (quốc lộ 1).

Dự án sẽ được thực hiện dựa theo hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao).

Trong giai đoạn này, tổng vốn đầu tư là 1.135 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, được tách thành dự án riêng được tổ chức thực hiện bởi quận Thủ Đức, vượt qua 1.800 tỷ đồng.

Đoạn tuyến này có tầm quan trọng rất lớn, nó giúp hoàn thiện mạng lưới giao thông thành phố, thông qua đó, góp phần giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, tạo điều kiện thu hút, kêu gọi đầu tư xây dựng cho quận Thủ Đức.

Tính đến nay (tháng 6/2020), dự án đã đầu tư được hơn 54km, bề rộng trung bình 35m. Bên cạnh tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh được đưa vào sử dụng và quốc lộ 1A đang được khai thác thì 11km (chia làm bốn đoạn) vẫn đang còn dở dang, chưa được khép kín.

Trong đó, đoạn 1 – từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội, đoạn 2 – từ xa lộ Hà Nội đến Phạm Văn Đồng và đoạn 4 – từ đường Nguyễn Văn Linh đến quốc lộ 1A đang được bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư công dự án.

Riêng đoạn 3, từ năm 2017 đã được triển khai thi công từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông cầu vượt Gò Dưa (quận Thủ Đức) với tổng vốn đầu tư vượt qua 2.100 tỷ đồng (bao gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng) nhưng đến nay cũng đang bị tạm ngưng.

Nhằm thúc đẩy tiến độ dự án Đường Vành đai 2, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Lệ cho biết rằng, dự án vành đai 2 được thực hiện theo hình thức BT.

Cùng với đó, số vốn nhà đầu tư bỏ ra vô cùng lớn và dựa theo nguyên tắc khi thực hiện dự án BT, chính quyền phải giao đất cho các chủ đầu tư. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khó khăn nên tiến độ dự án bị kéo dài.

Vì vậy, các sở, ngành cần báo cáo UBND Thành phố để kịp thời tháo gỡ về công tác bồi thường cũng như giải phóng mặt bằng.

Đồng thời, Q.Thủ Đức cần phải tích cực vận động người dân chấp hành việc di dời để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư tiến hành triển khai thi công dự án.

Nhiệm vụ quan trọng của năm nay là nhanh chóng hoàn thành các công tác giải phóng và hoàn tất các thủ tục thanh toán quỹ đất BT cho các nhà đầu tư, đẩy tiến độ và hoàn thiện xây dựng giai đoạn 1.

KHÉP KÍN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2 GIAI ĐOẠN 2022-2023

Để khép kín đường vành đai 2, TP.HCM cần đầu tư vào 3 đoạn còn lại gồm: từ ngã 3 An Lập (Q.Bình Tân) đến đường Nguyễn Văn Linh (H.Nhà Bè), với chiều dài khoảng 5,3km.

Đối với 2 đoạn còn lại nằm ở phía Đông Bắc Thành phố, bao gồm đoạn từ cầu Phú Hữu (quận 9) đến xa lộ Hà Nội, với khoảng 3,8km; đoạn từ khu vực nút giao Bình Thái trên xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng (Q.Thủ Đức), với chiều dài khoảng 2km.

Hai đoạn này, đang được lập báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng, bồi thường, và dự kiến sẽ thi công vào năm 2020.

Sở GTVT TP cho biết vào cuối năm 2016 đề xuất dự án đã được thành phố phê duyệt, hồ sơ thiết kế cơ sở cũng đã được thẩm định.

Cũng theo Sở GTVT TP cho biết, các đoạn tuyến của đường Vành đai 2 nêu trên cũng được UBND TP đưa vào danh mục các dự án mời gọi đầu tư, theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong đó có cả hình thức như BOT, BT…

Đầu tư theo hình thức BOT phải phù hợp với tuyến đường làm mới, nhưng trạm thu phí không được đặt gần quá với trạm thu phí khác và hơn nữa nguồn thu cũng phải phù hợp với chi phí đầu tư.

Đầu tư theo hình thức BT cần đủ quỹ đất có giá trị phù hợp với chi phí đầu tư đường để thanh toán, tuy nhiên quỹ đất trên địa bàn TP hiện không còn nhiều nên việc cân đối phương án tài chính của dự án là bài toán khá khó.

Khi TP.HCM hoàn thiện quy trình thực hiện dự án PPP, để triển khai đảm bảo minh bạch, công khai và hiệu quả, các dự án được thúc đẩy nhanh hơn.

Còn 2 đoạn ở phía Đông Bắc, Sở GTVT TP tham mưu và kiến nghị UBND TP đã bố trí nguồn vốn ngân sách để đảm bảo thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và cả được chấp thuận.

Đoạn từ ngã ba An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh, thành phố chủ trương dùng ngân sách hơn 4.200 tỷ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng, và để làm cầu, đường thì doanh nghiệp sẽ đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Đường vành đai 2 được hy vọng sẽ khép kín ở giai đoạn 2022-2023, tính tổng vốn đầu tư của 3 đoạn còn lại trong khoảng hơn 10.000 tỷ đồng.

5/5 - (3 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan