Sự khác nhau giữa làm freelancer và làm 8 tiếng ngồi văn phòng

Sự khác nhau giữa làm freelancer và làm 8 tiếng ngồi văn phòng

 

 

 

Việc ngồi ở văn phòng 8 tiếng một ngày có thể khiến bạn trở nên ù lì, trì trệ. Còn làm freelancer, bạn không bị gò bó và không có Sếp chỉ trỏ: Thú thật điều này rất tuyệt vời!

 

Sau khi bỏ việc, ngoài việc tập trung học hành và làm freelancer, nhờ một khoảng thời gian trống nhất định tôi đã cân nhắc bắt tay thực hiện nhiều dự định ấp ủ từ lâu. Vì thời gian đó không phải làm những việc chán mớ + tiết kiệm thời gian nói chuyện xã giao vô bổ với đồng nghiệp + họp hành vô + di chuyển từ nhà đến cơ quan và ngược lại.

Tôi không khuyên bất kỳ ai bỏ việc, tôi chỉ hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp các bạn cân nhắc kỹ càng hơn quyết định của mình.

 

Dường như là tôi đã may mắn. Vừa thôi việc ở công ty cũ một ngày, tôi đã được nhận vào làm việc ở một công ty mới. Đại khái là lúc có được công việc mới tôi vẫn sống tốt. Chỉ có điều tôi cần phải tiêu pha cẩn trọng hơn vì lựa chọn nhiều rủi ro của mình.

 

Do có nhiều thời gian đọc sách hơn và phải mua tài liệu ôn tập cho các chứng chỉ. Với những thứ đó mà tháng vừa rồi tôi đã mất cả triệu tiền sách. Ngoài ra, thời gian của tôi linh động quá nên những cuộc gặp gỡ, những cuộc hẹn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng chỉ là thời gian đó tôi ít gặp gỡ mọi người. Xin hãy hiểu là tôi không phải người sang chảnh, tôi chỉ muốn gặp người tôi muốn gặp và làm điều tôi muốn làm. Những cuộc gặp gỡ cũng đồng nghĩa với việc tôi tốn rất nhiều thời gian và cả tiền bạc chỉ vào việc…cà phê cà pháo.

 

Tôi nghĩ hình như mình đã trở thành một dạng như… nguồn cảm hứng với một số người. Mà có lẽ nguồn cảm hứng đó không phải theo nghĩa tích cực. Tức là, nhìn vào cái bộ dạng nhởn nhơ không gợn chút lo lắng về tiền nong hay trách nhiệm của tôi, một số bạn bè, người quen nói rằng họ cũng muốn…bỏ việc.Bởi nhìn thế thôi, tôi cũng phải trả các hóa đơn và tôi không phải giàu có hay tài phiệt gì.

Một cách thực tế thì tôi nghĩ rằng: ai mà cũng muốn bỏ việc thì thế giới này loạn. Mặc dù ngay từ bây giờ, tôi đã có thể hình dung ra trong tương lai 10-20 năm nữa. Số người từ bỏ công việc gò bó ở các công sở sẽ tăng lên chừng 20% gì đó, thậm chí 50%. Trong thời đại mà các tiện ích về truyền tải thông tin ngày càng giúp đơn giản hóa mọi thứ như hiện nay. Thì điều đó là hoàn toàn có thể. Nhưng thế không có nghĩa là mọi người nên bỏ việc, và lại càng không nên bỏ việc vì nhìn vào tôi.

 

 

Tôi không hề bỏ việc vì chán công việc. Tôi luôn yêu thích công việc trước đó, dù điều đó đồng nghĩa với việc nhiều khi bạn phải nhắm mắt với những thứ khiến bạn thấy chán ngán. Mỗi một công việc đều có những mặt tích cực và tiêu cực riêng.

 

Trong cuốn tiểu thuyết mới của Murakami, anh chàng Tazaki Tsukuru đã nói rằng. “Cho dù đang làm công việc tưởng chúng lý tưởng nhất với mình ở một công sở nào đó thì bạn vẫn phải làm những việc gây nhàm chán. Tôi bỏ việc để giải thoát bản thân khỏi những thứ chán mớ ấy”.

 

Tất nhiên, nói như thế thì không chuyên nghiệp lắm. Công bằng mà nói, dù bạn có ở đâu thì ban vẫn cứ phải làm những việc buồn chán. Có lẽ chỉ đơn giản là tôi đã làm ở đó hơn 3 năm. Tôi quả tình đã hết lòng với vị trí đó như cách người ta hết lòng với người yêu của mình. Nhưng khi ta hết yêu rồi thì ta chia tay, đơn giản thế thôi.

 

Dù vậy, điều quan trọng hơn là tôi đang tích cực học hành. Tôi có một kế hoạch rất nghiêm túc mà tôi phải thực hiện. Tôi nghiêm túc về nó còn hơn cả công việc, nên lẽ cố nhiên là tôi phải dành sự ưu tiên cho nó.

 

 

Thực ra trước khi bỏ việc tôi đã phải tốn công gây dựng không ít mối quan hệ và chăm chỉ cộng tác với bên ngoài. Và từ đó mới dẫn đến những công việc mà tôi được đề nghị hiện nay. Điều đảm bảo cho tôi sống tốt dù không còn làm việc ở công sở nữa. Nếu bạn không có những mối quan hệ như thế, xin đừng nghĩ đến chuyện làm freelancer vội.

 

Thứ nữa, tôi bỏ việc vì tôi có kế hoạch riêng. Tôi biết mình muốn gì và không có chút gì nghi ngờ về điều ấy cả. Nếu như bạn chẳng biết mình phải làm gì sau khi bỏ việc, thì tốt nhất đừng bỏ việc. Ngoài ra, không đi làm full-time có nghĩa là bạn sẽ không được cơ quan đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng. Và vì thế sau khi nghỉ hưu bạn sẽ chả có đồng nào.

 

Dài dòng vậy đủ rồi, để trình bày một cách rành mạch, thì đây là những bất lợi và lợi thế gắn liền với việc làm freelancer theo quan điểm của tôi.

 

Làm freelancer nghĩa là: Ngày nào cũng là ngày nghỉ, ngày nào cũng là ngày làm việc.

 

Làm freelancer tức là bạn có thể đi xem phim vào giờ hành chính. Nhờ đó tiết kiệm được không ít tiền cho vé xem phim. Nếu bạn không thích xem phim, thì bạn có thể tham gia các khóa học, hoặc đơn giản là ngồi nhà đọc sách.

 

Bạn chẳng thuộc về một đơn vị nào cả. Điều ấy có thể khiến bạn cảm thấy rất tự do, nhưng đồng thời cũng chới với vô cùng. Cho dù bạn có ký hợp đồng làm một công việc nào đó với một đơn vị nào đó. Thì việc bạn không phải có mặt tại văn phòng của họ thường xuyên đồng nghĩa với việc bạn bị cô lập hoàn toàn. Rất tiếc là điều này hoàn toàn thích hợp với tôi. Tôi quả thực đã mệt mỏi đến mức gần đây chẳng muốn gặp những người tôi không quan tâm đến nữa. Thậm chí tôi vô phép đến mức không hề tổ chức farewell party ở cơ quan cũ của mình. Đôi lúc tôi sợ phép xã giao kinh khủng, và tôi không giỏi lắm trong việc nói lời tạm biệt. Và nếu có ai đó tôi cực kỳ muốn giữ quan hệ, thì tôi đã làm thế. Một cách thực sự, chứ không phải bằng cách nói những lời xã giao vô nghĩa.

 

Tuy nhiên, xin thú thực là về dài hạn, tôi không hẳn muốn mãi mãi như thế này. Có lẽ sau này tôi sẽ đi làm trở lại. Nhưng không phải bây giờ, cũng không phải tháng sau.

 

 

Làm freelancer, nếu không kiểm soát bản thân và giữ cho mình bận rộn, bạn sẽ trở nên bê bết vô tổ chức đến vô phương cứu chữa.

 

Ngoài ra làm freelancer thì vẫn là làm việc. Thậm chí trong một số trường hợp bạn phải nhận việc nhiều hơn để đảm bảo tiền luôn chảy về tài khoản. Vì làm freelancer bạn sẽ không có một khoản lương cố định nữa. Hoặc đơn giản là cắt giảm chi tiêu so với thời làm việc full-time.

 

Vì bạn chẳng thuộc đơn vị nào nên lẽ cố nhiên người ta không cảm thấy mình có trách nhiệm với bạn. Đồng nghĩa với việc bạn có thể đã hoàn thành công việc từ đời tám hoánh. Nhưng họ vẫn lần lữa thanh toán cho bạn vì lý do “bận quá”.

 

Làm freelancer, bạn không có Sếp. Thú thực, điều này rất…tuyệt vời. Nhưng tất nhiên nó chỉ đúng một cách tương đối. Vì khi bạn làm việc theo đơn đặt hàng chẳng hạn, thì bạn vẫn phải làm theo yêu cầu của “Sếp” thôi. Nhưng Sếp này tất nhiên là nhẹ nhàng với bạn hơn. Còn nếu bạn không thích thì lần sau chỉ cần đừng làm việc với họ nữa là xong!

 

Bạn được nghỉ phép bao lâu tùy ý. Tự dưng ngày mai bạn xách vali đi du lịch châu Âu cả tuần cũng được. Nhưng tiền ở đâu ra để làm việc đó thì lại là vấn đề khác.

 

Làm freelancer, bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu. Ra bãi biển ngồi, vừa gõ máy tính vừa uống nước dừa. Hay đi du lịch trong nước vài ngày, sáng làm việc, chiều chơi cũng được. Cách đơn giản nhất là ngồi ở nhà, vừa làm việc vừa uống nước cam mẹ pha. ^^

 

Làm tự do, có nghĩa bạn có thể nảy sinh nhiều ý tưởng hơn, trở nên sáng tạo hơn.

Việc ngồi ở văn phòng 8 tiếng một ngày có thể khiến người ta trở nên ù lì và trì trệ, thật đấy.

 

Lấy tôi làm ví dụ, sau khi bỏ việc, ngoài việc tập trung học hành và làm freelancer.Nhờ một khoảng thời gian trống nhất định tôi đã cân nhắc đến việc: đi du lịch đâu đó một tháng, làm những việc điên rồ trong một tháng ấy và viết sách về chuyến đi đó. Sáng lập nên một hội nhóm nào đó cùng kinh doanh chẳng hạn. Tham gia các chuyến thiện nguyện cùng bạn bè, anh chị em trong gia đình, họ hang. Hoặc nghiên cứu một vấn đề nào đấy… Ngoài ra, tôi bắt đầu có rất nhiều ý tưởng cho chính mình.

 

Làm freelancer cần một bản lĩnh cứng cỏi, bởi một số người sẽ cho rằng thực ra là bạn bị thất nghiệp. Nhưng chẳng hề gì, đã bỏ việc rồi thì bạn chả quan tâm!

 

Nhưng dù làm bất cứ việc gì, bạn hãy cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Dựa vào tình hình thực tế của chính bạn!

 

 

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả).

Nguồn: https://bit.ly/2FyYAJn

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan