Hiện tượng bán phá giá và những biện pháp phòng chống

1 Khái niệm về bán phá giá?

Bán phá giá là một khái niệm phổ biến được dùng trong thương mại quốc tế, các sản phẩm được bán trên thị trường với giá thấp hơn giá thành sản xuất được coi là bán phá giá.

Do đó, người ta hiểu rằng khái niệm bán phá giá liên quan đến việc tách biệt về giá khi giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó tại nước xuất khẩu.

Vậy phá giá khác biệt với bán giá rẻ như thế nào?

Các bạn phải hiểu rằng bán phá giá nó sẽ không giống với hàng giá rẻ.

Trên thực thế cho thấy, một quốc gia có thể xuất khẩu hàng hóa đó sang một quốc gia khác và bán chúng với giá thấp hơn hàng hóa cùng loại được bán trên thị trường. Trường hợp không bị coi là bán phá giá nếu giá bán không thấp hơn giá bán của loại hàng hóa đó trên thị trường của nước xuất khẩu.

Ví dụ về bán phá giá hàng hóa:

Một nhà sản xuất tủ lạnh lâu năm bán tủ lạnh Samsung với giá 300 USD/ chiếc. Nếu người đó xuất khẩu cùng một chiếc tủ lạnh Samsung sang một nước khác và bán nó với mức giá 250 USD/ chiếc, thì người đó đã có hành động bán phá giá.

⇒ Tóm lại, bán phá giá là tổng hợp các biện pháp nhằm hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nhằm cạnh tranh với các mặt hàng khác ở trên thị trường thế giới. Với một mục đích nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài hoặc kiếm tiền khẩn cấp, bao gồm cả các mục tiêu chính trị.

2. Hệ quả của việc bán phá giá.

Theo như WTO, việc bán phá giá có thể gây những thiệt hại là:

Thiệt hại về vật chất đối với sản xuất công nghiệp trong quốc gia.

Nó có thể gây ra tổn thất về vật chất hoặc đe dọa hoạt động của ngành công nghiệp tương tự trong quốc gia.

Do đó, các nước nhập khẩu cần phải đánh thuế chống bán phá giá vì họ cho rằng hàng hóa nhập khẩu có thể gây thiệt hại cho sản xuất trong quốc gia.

3. Vậy thuế chống bán phá giá là gì?

Có thể hiểu rằng thuế chống phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung được đánh trong trường hợp hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam và nó có thể gây ra hoặc có nguy cơ gây thiệt hại đáng kể cho ngành xuất khẩu trong nước.

Do vậy, có cách tính thuế chống phá giá sau đây:

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 38/2015/TT- BTC, cách tính thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp nó sẽ được quy định như sau:

+Số tiền thuế chống bán phá giá = số lượng đơn vị thực tế nhập khẩu của từng mặt hàng trên tờ khai hải quan nơi tính thuế chống phá giá X giá tính thuế nhập khẩu X Thuế suất thuế chống bán phá giá.

4. Những biện pháp chống bán phá giá.

*Các biện pháp chống bán phá giá theo quy định của ADA và quy định của pháp luật các nước thành viên bao gồm: Áp dụng thuế chống bán phá giá, các biện pháp tự vệ.

Áp dụng thuế về chống bán phá giá như sau:

Về nguyên tắc đánh thuế: Về mức thuế chống bán phá giá. Sẽ nó được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Và không cao hơn biên độ phá giá của họ

Về thời hạn áp thuế: Theo như quy định của tổ chức WTO. Về việc áp thuế chống bán phá giá sẽ không quá 5 năm. Kể từ ngày ban hành quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày thực hiện rà soát.

Về hiệu thực của áp thuế: Quyết định đánh thuế chỉ áp dụng đối với tất cả các hàng hóa liên quan. Nhập khẩu từ nước bị kiện sau ngày quyết định được ban hành.

*Biện pháp tự vệ là:

Biện pháp tự vệ là sự hạn chế tạm thời đối với việc nhập khẩu một hoặc một số loại hàng hóa cụ thể . Biện pháp này được thực hiện khi hàng hóa nhập khẩu đang tăng nhanh. Và đang gây ra hoặc có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng. Cho ngành sản xuất của nền sản xuất quốc gia

Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng cho hàng hóa.

Bất kỳ quốc gia nhập khẩu nào là thành viên của WTO. Đều có quyền áp dụng các biện pháp tự vệ. Nhưng nó phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của WTO.  Về điều kiện, thủ tục và hình thức áp dụng. Hiện tượng bán phá giá và những biện pháp phòng chống

5 . Thực trạng việc bán phá giá ở Việt Nam.

Về việc nước ta đã gia nhập vào WTO và APEC ASEAN đã dẫn đến việc xóa bỏ hàng rào thuế quan. Hiện tượng bán phá giá sản phẩm nước ngoài ngày càng gia tăng. Trên thị trường nước ta để giành thị phần gây áp lực cho ngành sản xuất ở Việt Nam.

Ngược lại, trong quan hệ thương mại quốc tế, các công ty Việt Nam. Không ít lần đã bị kiện khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài với cáo buộc là bán phá giá hàng hóa.

Vào năm 1994, gạo Việt Nam đã bị Colombia kiện. Kết luận cuối cùng là gạo Việt nam nhập khẩu vào Colombia không bị áp thuế chống bán phá giá. Mặc dù được bán ở mức thấp 9.07%. Nhưng sẽ không gây hại cho các nhà sản xuất gạo tại Colombia.

Tiếp đến vào năm 2002, cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ đã bị khởi kiện. Cáo buộc bán rẻ và phá giá của thị trường. Đến năm 2006, là vụ kiến bán phá giá giày da giữa Việt Nam và EU.

Năm 2003 điều tra việc áp dụng biện pháp bán phá giá. Đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam. Từ các nước/ vùng lãnh thổ sau: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Và Malaysia, Indonesia và Lãnh thổ Đài Loan ( Vụ việc số 13-KN- BPG-01). Hiện tượng bán phá giá và những biện pháp phòng chống

Xem thêm: https://www.batdongsanhungphat.vn/tim-hieu-ve-quy-hoach-quan-khu.html/

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan