Chính phủ dồn lực làm sân bay Long Thành, cao tốc Bắc – Nam

 

Chính phủ dồn lực làm sân bay Long Thành, cao tốc Bắc – Nam. Thủ tướng cho biết sẽ dồn lực triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm trong năm 2020.

 

Tại phiên khai mạc kỳ họp cuối năm 2019 của Quốc hội vào sáng ngày 21/10 vừa qua. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu GDP tăng khoảng 6.8%, lạm phát dưới 4%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33 – 34% GDP.

 

Về phát triển hạ tầng giao thông, Thủ tướng cho hay, Chính phủ sẽ sớm triển khai các dự án trọng điểm.

Như tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Cảng Hàng không quốc tế Long Thành; Mở rộng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; Nghiên cứu tiền khả thi đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, thu phí tự động không dừng.

 

Đầu năm 2020 sẽ hoàn thành các dự án cao tốc La Sơn – Túy Loan; Cơ bản hoàn thành đoạn Lộ Tẻ – Rạch Sỏi, thông xe một số gói thầu của 3 dự án đầu tư công thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông; Lựa chọn được nhà đầu tư cho 8 dự án thành phần còn lại.

 

“Chính phủ sẽ nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, trong đó tạo điều kiện để các nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển theo hình thức hợp tác công – tư”, lãnh đạo Chính phủ nói.

 

Tại kỳ họp lần này, Chính phủ đã có báo cáo riêng gửi Quốc hội về nghiên cứu khả thi dự án xây dựng sân bay Long Thành.

Với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 4.8 tỷ USD (khoảng 111,689 tỷ đồng). Các hạng mục giai đoạn 1 sẽ gồm một đoạn đường cất hạ cánh; một nhà ga hành khách với công suất 25 triệu hành khách mỗi năm; nhà ga hàng hóa 1.2 triệu tấn hàng hóa một năm và các hạng mục phụ trợ.

 

Ngoài ra, báo cáo về dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 cũng được Chính phủ gửi tới Quốc hội. Theo đó, việc thay đổi phương thức đấu thầu chọn nhà đầu tư cho 8 dự án thành phần theo hình thức PPP. Theo Chính phủ, sẽ khiến dự án chậm 3 tháng so với dự kiến ban đầu do mất thêm thời gian sơ tuyển nhà đầu tư trong nước. Mốc thời gian mới dự kiến hoàn thành sơ tuyển nhà đầu tư là tháng 02/2020 và đấu thầu là tháng 11/2020.

 

 

Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ kết nối với các đoạn cao tốc Bắc – Nam sắp xây dựng.

 

Thẩm tra sau đó, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhắc lại một số dự án giao thông quan trọng quốc gia chậm tiến độ.

Thậm chí có dự án chưa rõ thời điểm hoàn thành như đường sắt đô thị Hà Nội. Chất lượng một số tuyến đường giao thông hạ tầng chưa đảm bảo. Mặt khác, tiến độ xử lý các vướng mắc liên quan đến các dự án BOT, thay đổi phương thức quản lý phương tiện giao thông trong bối cảnh ứng dụng công nghệ hiện đại, triển khai thu phí tự động không dừng,… còn chậm, gây bức xúc trong nhân dân.

 

Vì thế, cơ quan thẩm tra của Quốc hội giục Chính phủ đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các công trình trọng điểm quốc gia, giao thông quan trọng. “Khung pháp lý cho hình thức đầu tư PPP cần sớm hoàn thiện, tránh xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong làm dự án xây dựng cơ bản”, ông Thanh nhấn mạnh.

 

Ủy ban Kinh tế cũng đốc thúc Chính phủ sớm hoàn thiện hệ thống giao thông.

Trong đó có hệ thống giao thông kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 

Theo kế hoạch, Chính phủ trình Quốc hội mục tiêu GDP năm 2020 là 6.8%; Tỷ lệ nhập siêu dưới 3%; Lạm phát dưới 4%,…. Nhận xét kế hoạch này, ông Vũ Hồng Thanh lưu ý Chính phủ phải làm rõ căn cứ xây dựng chỉ tiêu tăng GDP, bởi mức 6.8% tương tự kết quả năm 2019. “Cần làm rõ tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, chi tiêu của Chính phủ, đầu tư tích lũy tài sản,….đóng góp vào GDP bao nhiêu”, ông Thanh nói.

 

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần làm rõ cơ sở xác định chỉ tiêu tỷ lệ nhập siêu dưới 3%. Khi mà 4 năm gần đây, Chính phủ đều trình Quốc hội tỷ lệ tương tự, song thực tế lại xuất siêu.

 

Trong lĩnh vực ngân hàng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết. Việc cơ cấu lại các ngân hàng mua bắt buộc còn khó khăn. Tăng vốn điều lệ để đáp ứng chuẩn mực vốn theo thông lệ quốc tế đặt ra thách thức, không nhỏ đối với các ngân hàng, nhất là các nhà băng có vốn Nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu giảm về còn 1.91% đến hết tháng 09, nhưng quá trình xử lý còn vướng mắc trong phối hợp giữa các ngành, địa phương.

 

“Chính phủ cần đẩy nhanh việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, tập trung xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Cùng đó đưa ra giải pháp phù hợp để tăng vốn điều lệ, đảm bảo hệ số an toàn của các ngân hàng thương mại Nhà nước”, ông Thanh đề nghị.

 

Theo Báo Vnexpress.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan